Đạo đức đề cập tới niềm tin văn hoá và tôn giáo của một nhóm người trong xã hội, ở đó xác định việc làm đúng và việc làm sai.
Mục lục bài viết
1. Quan điểm về đạo đức
1.1. Đạo đức là gì?
Đạo đức là các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
“Đạo đức” là một từ Hán Việt, thời xưa người ta dùng để chỉ một thành tố tính cách và giá trị của con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức tức là nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong tâm hồn.
Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong cách sống của một người, hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.
Nghĩa rộng: Đạo đức là một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay của địa phương, cộng đồng đó tạo thành một nét đẹp văn hoá truyền thống.
Đạo đức của một xã hội thường được xét tới khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ đưa ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dững nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.
1.2. Chuẩn mực đạo đức là gì?
Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người nhằm bảo đảm sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội. Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thoả mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định.
Hành vi của họ thường được định hướng và tuân theo những quy tắc, yêu cầu xã hội nào đó. Mọi người mong đợi họ hành động như thế này mà không nên như thế kia. Vì vậy xã hội xuất hiện nhu cầu phải có những phương tiện để điều chỉnh hành vi của con người.
Chính con người đã xác lập và tạo dựng hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đói với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đó hình thành và xuất hiện trong xã hội hệ thống các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội. Chúng tham gia và phát huy tác dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
Dù chuẩn mực đạo đức là bất thành văn nhưng chúng đều là phương tiện định hướng, điều chỉnh các hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định đồng thời là phương tiện kiểm tra xã hội đối với hành vi của họ. Nhờ có các chuẩn mực đạo đức mà các cá nhân luôn phả xem xét, suy nghĩ trước khi thực hiện hành vi xã hội nào đó, hành vi họ thực hiện đúng hay sai?, phù hợp hay không phù hợp? qua đó chuẩn mực đạo đức góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi sai trái, phạm pháp và tội phạm.
>> Xem chi tiết: Chuẩn mực đạo đức là gì? Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật
2. Cấu trúc của hành vi đạo đức
2.1. Ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức là năng lực hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức, thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để những chuẩn mực ấy và tự giác triển khai những chuẩn mực đạo đức theo sự thôi thúc động cơ bên trong. Ý thức đạo đức thường biểu lộ ở tri thức và niềm tin đạo đức.
+ Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng, đây là yếu tố quan trọng chi phối hành vi đạo đức.
+ Niềm tin đạo đức là sự tin cậy một cách triệt để của cá nhân vào chính nghĩa.
2.2. Động cơ và tình cảm
+ Động cơ đạo đức là động cơ bên trong con người được ý thức và trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hành vi của con người trong mối quan hệ giữa người này với người kia, biến hành vi của mình thành hành vi đạo đức.
Động cơ với tư cách là nguyên nhân sẽ trở thành động lực tâm lý nội tại, phát động mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của con người, thúc đẩy con người hành động theo tri thức, niềm tin đã có.
Tình cảm đạo đức là một loại tình cảm cấp cao của con người, là tác nhân bên trong của hành vi đạo đức, giữ vai trò động lực thôi thúc con người thực hiện hành vi một cách đạo đức.
2.3. Thiện chí và thói quen đạo đức
– Ý chí của con người hướng tới việc tạo ra giá trị đạo đức hay còn gọi là thiện chí.
Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức không thay đổi con người, nó trở thành một nét tính cách của con người. Thói quen đạo đưc được hình thành trên những hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại.
3. Vai trò của đạo đức
Vai trò của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì vậy đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người.
Đối với cá nhân
Đối với gia đình
Đối với xã hội
Đạo đức giúp xã hội ổn định, phát triển bền vững
4. Một số ví dụ về hành vi có đạo đức
Hành vi được khuyến khích, ca ngợi, tôn vinh: phù hợp với luật pháp, chuẩn mực đạo đức, hành động vì đất nước, nhân dân
– Tuân thủ pháp luật
– Hiếu nghĩa với mẹ cha, yêu thương con trẻ, kinh trên nhường dưới.
– Trung thực, không gian dối, lừa gạt người khác
– Chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi
– Thấy người gặp nạn phải giúp đỡ, hỏi han, không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng
– Nhặt được của rơi trả người đánh mất
Hành vi bị phê phán lên án: là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, tham lam, ích kỉ, vụ lợi, không chung thuỷ, phản bội tổ quốc, ngược đãi cha mẹ,…
5. Bài tập hành vi đạo đức
Nêu một ví dụ về hành vi có đạo đức, từ đó rút ra bài học cho bản thân
Trả lời:
Con cái nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi đúng với những chuẩn mực đạo đức của xã hội
Bài học: Sự điều chỉnh hành vi đạo đức mang tính tự nguyện không giống với pháp luật mang tính tự nguyện, khi một hành vi sai với chuẩn mực đạo đức tuy không bị vi phạm pháp luật nhưng có thể bị phê phán về mặt dư luận.
>> Tham khảo: Mẫu kế hoạch cá nhân về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trên đây Lớp học Mật Ngữ đã gửi tới các em một số thông tin liên quan tới đạo đức đồng thời nêu lên một số ví dụ về đạo đức. Hi vọng đây là những thông tin tham khảo hữu ích giành cho bạn.