Thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền làm thế nào?

0
34

Khái niệm giám định tư pháp? Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp được quy định như thế nào? Thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền? sẽ được Lớp học Mật Ngữ phân tích và tư vấn cụ thể:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 , trong trường hợp bạn muốn giám định chữ kí của chị Tuyền thì trước hết, bạn cần gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hàng tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 7 ngày phải thông báo cho bạn. Hết thời hạn 7 ngày kể trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối, bạn có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Đối với thủ tục giám định, theo Điều 26, Luật Giám định tư pháp 2012 , bạn phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

– Nội dung yêu cầu giám định;

– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Mặt khác, Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người giám định như sau:

“Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.”

Như vậy, khi bạn muốn giám định chữ ký người vay tiền thì bạn có thể yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục giám định. Khi đó tòa án sẽ yêu cầu người giám định tiến hành thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền của bạn.

1. Khái niệm giám định tư pháp

“Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.”

Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bổ sung 2020) quy định như sau:

– Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

– Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Người yêu cầu giám định là người vó quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bi can, bị cáo.

Điều 79 Bộ luật tố tụng 2015 quy định về Người giám định như sau:

Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.

2. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau:

– Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

– Người yêu cầu giám định có quyền:

+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

+ Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

– Người giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Quyền, nghĩa vụ người giám định, theo đó:

– Người giám định có quyền, nghĩa vụ sau đây:

+ Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;

+ Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định;

+ Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;

+ Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;

+ Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;

+ Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp tục đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;

+ Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;

+ Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong trường hợp sau đây:

+ Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này và tại Điều 34 Luật giám định tư pháp;

+ Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

+ Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

3. Trưng cầu giám định tư pháp

Điều 25 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bổ sung 2020) quy định về Trưng cầu giám định tư pháp như sau:

– Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

– Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:

+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

+ Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

+ Tóm tắt nội dung sự việc;

+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

+ Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

+ Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;

+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.

– Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lạo và lý do của việc giám định bổ sung hoặc giám định lại.

– Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đổi với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

– Trường hợp nội dung cần giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức thì người trưng cầu giám định phải tách riêng từng nội dung để trưng cầu tổ chức có chuyên môn phù hợp thực hiện giám định.

Trường hợp các nội dung giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức mà việc tách riêng từng nội dung gây khó khăn cho việc thực hiện giám định, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả giám định hoặc kéo dài thời gian giám định thì người trưng cầu giám định phải xác định được nội dung chính cần giám định để xác định tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp trong việc thực hiện giám định.

Tổ chức chủ trì có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức triển khai việc giám định chung và thực hiện giám định phần nội dung chuyên môn của mình.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp phải có văn bản cử người giám định gửi người trưng cầu giám định; đối với tổ chức phối hợp thực hiện giám định thì còn phải gửi văn bản cử người giám định cho tổ chức chủ trì việc thực hiện giám định. Tổ chức chủ trì phải tổ chức ngay việc giám định sau khi nhận được văn bản xử người của tổ chức phối hợp thực hiện giám định. Việc giám định trong trường hợp này được thực hiện theo hình thức giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc trưng cầu, phối hợp thực hiện giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ trì, phối hợp với tổ chức được trưng cầu để giải quyết.

Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định như sau:

– Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tư mình yêu cầu giám định sau khi đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Toàn án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

– Theo yêu cầu của đương sụ hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

– Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

– Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

– Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.

4. Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự

Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012 quy định về Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự như sau:

– Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

– Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

+ Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

+ Nội dung yêu cầu giám định;

+ Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

+ Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

+ Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, khi muốn giám định chữ ký người vay tiền trong hợp đồng vay tiền, người yêu cầu giám định có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thủ tục giám định. Khi đó, Tòa án sẽ yêu cầu người giám định tiến hành thủ tục giám định chữ ký trong hợp đồng vay tiền của bạn. Trình tự, thủ tục giám định sẽ được tiến hành theo quy định của Luật giám định tư pháp và Bộ luật tố tụng dân sự.