Bài viết sau đây Lớp học Mật Ngữ xin gửi đến các em nội dung “Phiếu bài tập cuối tuần lớp 1: Tuần 29 có đáp án chi tiết”, hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích cho các em.
Mục lục bài viết
1. Phiếu bài tập Toán cuối tuần lớp 1: Tuần 29
Bài 1. Huấn có 25 viên bi, Mạnh có 33 viên bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Bài 2. Bác Mẫn có 38 quả trứng, bác đã bán 2 chục quả trứng. Hỏi bác Mẫn còn lại bao nhiêu quả trứng?
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
*Bài 3. Một quyển truyện có 26 trang, bạn Lan đã đọc được một số trang trong quyển truyện đó, còn lại 15 trang chưa đọc. Hỏi bạn Lan đã đọc được bao nhiêu trang?
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Bài 4. Tính nhẩm
a) 70 – 10 = …. 60 – 30 = …… 90 – 80 = ……
b) 55 – 5 = …… 22 – 2 = ……. 46 – 6 = …….
Bài 5: Viết phép tính thích hợp và hoàn thiện câu trả lời.
Khối lớp Hai trồng được 47 cây. Khối lớp Một trồng được ít hơn 11 cây so với khối lớp Hai. Hỏi khối lớp Một trồng được bao nhiêu cây?
ĐÁP ÁN:
Bài 1. Huấn có 25 viên bi, Mạnh có 33 viên bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
Lời giải:
Cả hai bạn có số viên bi là:
25 + 33 = 58 (viên bi)
Đáp số: 58 viên bi
Bài 2. Bác Mẫn có 38 quả trứng, bác đã bán 2 chục quả trứng. Hỏi bác Mẫn còn lại bao nhiêu quả trứng?
Lời giải:
Bác Mẫn còn lại số quả trứng là:
38 – 20 = 18 (quả)
Đáp số: 18 quả trứng
Bài 3. Một quyển truyện có 26 trang, bạn Lan đã đọc được một số trang trong quyển truyện đó, còn lại 15 trang chưa đọc. Hỏi bạn Lan đã đọc được bao nhiêu trang?
Lời giải:
Bạn Lan đã đọc được số trang sách là:
26 – 15 = 9 (trang)
Đáp số: 9 trang sách
Bài 4. Tính nhẩm
a) 70 – 10 = 60. 60 – 30 = 30 90 – 80 = …70…
b) 55 – 5 = 50 22 – 2 = …20…. 46 – 6 = …40….
Bài 5: Viết phép tính thích hợp và hoàn thiện câu trả lời.
Khối lớp Hai trồng được 47 cây. Khối lớp Một trồng được ít hơn 11 cây so với khối lớp Hai. Hỏi khối lớp Một trồng được bao nhiêu cây?
Lời giải
Khối lớp Một trồng được số cây là:
47 – 11 = 36 (cây)
Đáp số: 36 cây
2. Phiếu bài tập Tiếng việt cuối tuần lớp 1: Tuần 29
Bài 1
Tại sao bướm lại phải chui ra khỏi kén
Bác làm vườn nhìn thấy cái kén có một lỗ nhỏ. Như vậy có nghĩa rằng những con bướm sẽ phải rất cố gắng để có thể chui ra khỏi cái lỗ bé tí ấy mà tận hưởng thế giới. Bác chứng kiến con bướm ở bên trong kén phải đấu tranh để phá vỡ lớp vỏ trong nhiều giờ đồng hồ. Sau những nỗ lực liên tục trong nhiều giờ, vẫn không có gì xảy ra.
Bác làm vườn quyết định giúp con bướm. Bác đi tìm một cây kéo và cắt cái lỗ kén để mở rộng hơn cho con bướm ở bên trong dễ dàng chui ra. Bác làm vườn rất hạnh phúc vì đã giúp đỡ con bướm và vô cùng háo hức chờ đợi nó bay lên với đôi cánh tuyệt đẹp.
Sưu tầm
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bác làm vườn nhìn thấy cái kén có……….
A. một lỗ nhỏ
B. một chiếc váy
C. một cái bút
D. một chiếc lá
Câu 2. Bác làm vườn chứng kiến điều gì?
A. Con bướm vui vẻ trong kén.
B. Con bướm đang học bài.
C. Con bướm phải đấu tranh trong kén.
D. Con bướm đang bay.
Câu 3. Sau những nỗ lực liên tục trong nhiều giờ,……
A. con bướm quá mệt và kiệt sức.
B. con bướm bay ra khỏi cái kén.
C. vẫn không có gì xảy ra.
D. con bướm ngủ ngon lành trong cái kén.
Câu 4. Bác làm vương quyết định làm gì?
A. Bác nhìn con bướm và bỏ đi.
B. Bác cắt cái lỗ kén giúp con bướm.
C. Bác thả thức ăn cho con bướm.
D. Bác đặt con bướm lên một cây cao hơn.
Câu 5. Sau khi giúp con bướm, bác làm vườn cảm thấy thế nào?
A. Bác cảm thấy hạnh phúc.
B. Bác cảm thấy sợ hãi.
C. Bác cảm thấy mệt mỏi.
D. Bác cảm thấy run rẩy.
Bài 2. Nối:
Bài 3. Em cần làm gì để bảo vệ các loài chim?
Bài 4:
Mùa xuân trên cánh đồng
Mùa xuân đã về trên cánh đồng. Ánh nắng dịu dàng, chim hót líu lo. Gió ngào ngạt mùi thơm của mật và phấn hoa.
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các anh sáo đá kêu rối rít, vút lên cao rồi lại sà xuống thấp. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to.
(Theo Xuân Quỳnh)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Mùa gì đã về trên cánh đồng?
A. mùa đông
B. mùa xuân
C. mùa hè
D. mùa thu
Câu 2. Gió ngào ngạt mùi gì?
A. mùi thơm của mật và phấn hoa.
B. mùi thơm của nghệ và lúa quê.
C. mùi thơm của ong và hương lúa.
D. mùi thơm của hoa cỏ lau.
Câu 3. Vào mùa xuân, … trên đồng lũ lượt kéo nhau đi.
A. các bác nông dân
B. những chú chim
C. chú chuồn chuồn
D. muôn loài vật
Câu 4. Những cô chuồn chuồn kim không làm gì?
A. nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ.
B. nhịn ăn để có cơ thể khỏe mạnh.
C. nhịn ăn để mắt to.
D. nhịn ăn để thướt tha bay lượn.
Câu 5. Các anh sáo đá kêu rối rít rồi làm gì?
A. vút lên cao rồi lại sà xuống thấp.
B. bay lượn mãi trên bầu trời.
C. ngủ một giấc thật sâu.
D. Hát một bài hát thật hay rồi đi ngủ.
Câu 6. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ ở đâu?
A. dưới những chiếc lá nhỏ.
B. trên những chiếc lá to.
C. bên cạnh anh sáo đá.
D. ở nhà chị chuồn chuồn.
Bài 5:
a. Bài luyện viết số 1
Bé đọc sách
Bẻ lật từng trang sách
Đọc ê a, ê a
Cún con thì thắc mắc
Bé đọc hay là ca?
Chữ bé chưa được học
Quyển sách in lại đầy
Cún con thì thắc mắc
Bé đọc vào xong ngay?
(theo Phùng Ngọc Hưng)
b. Bài luyện viết số 2
Câu chuyện về giấy kẻ
Khi làm bạn với bé Hiền, giấy kẻ rất hạnh phúc. Bé Hiền nâng niu giấy kẻ, tập viết những chữ cái kín cả hai mặt giấy. Hiền học xong, giấy kẻ được đưa đến nhà máy.
Tại nhà máy, giấy kẻ lại trở thành một tờ giấy trắng tỉnh. Rồi giấy kẻ lại đến làm bạn với Minh. Khác với Hiền, Minh chỉ viết được vài chữ rồi ném luôn giấy kẻ vào thùng rác.
(theo Lương Bình – Kim Tuyến)
Bài 6: Em hãy đọc to, rõ ràng đoạn văn sau:
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khuya nước ven sông.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Ở câu thơ thứ 1, quê hương được ví với sự vật nào?
A. con cá
B. con diều biếc
C. con chim chiền chiện
Câu 2: Ở câu thơ thứ 3, quê hương được ví với sự vật nào?
A. con diều biếc
B. con sông
C. con đò nhỏ
Câu 3: Câu thơ thứ mấy trong bài thơ chứa tiếng có vần “ước”?
A. câu thứ 1
B. câu thứ 3
C. câu thứ 4
ĐÁP ÁN:
Bài 1.
Câu 1. Đáp án A. một lỗ nhỏ
Câu 2. Đáp án C. Con bướm phải đấu tranh trong kén.
Câu 3. Đáp án C. vẫn không có gì xảy ra.
Câu 4. Đáp án B. Bác cắt cái lỗ kén giúp con bướm.
Câu 5. Đáp án A. Bác cảm thấy hạnh phúc
Bài 2:
Bài 3.
– Em không ném đá vào chim khi thấy chúng ở trên cành.
– Không bẻ phá cây để có chỗ cho chim ở.
– Bảo vệ môi trường xanh.
Bài 4:
Câu 1. Khoanh vào đáp án B. mùa xuân.
Câu 2. Khoanh vào đáp án A. mùi thơm của mật và phấn hoa.
Câu 3. Khoanh vào đáp án D. muôn loài vật.
Câu 4. Khoanh vào đáp án B. nhịn ăn để có cơ thể khỏe mạnh.
Câu 5. Khoanh vào đáp án A. vút lên cao rồi lại sà xuống thấp.
Câu 6. Khoanh vào đáp án B. trên những chiếc lá to.
Bài 6:
Câu 1: Đáp án B. con diều biếc
Câu 2: Đáp án C. con đò nhỏ
Câu 3: Đáp án C. câu thứ 4 .