Mẫu bìa giáo án ngang: Tải mẫu bìa giáo án file Word

0
45

Giáo án là kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên, tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra trong giờ lên lớp. Sau đây Lớp học Mật Ngữ xin đưa ra mẫu bìa giáo án ngang để quý thầy cô cùng tham khảo.

1. Giáo án là gì?

Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề vì là nghề với vai trò truyền đạt tri thức tới thế hệ trẻ, nghề mà nhận được sự quan tâm nhất không chỉ gia đình mà còn của xã hội. Và đòi hỏi yêu cầu của xã hội đối với giáo viên không chỉ là kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm với đạo đức, tác phong giáo dục mà còn yêu cầu về kỹ năng tổ chức hay sự chuẩn bị cho một buổi giảng như thế nào là hiệu quả. Trước tiên, chúng ta cần hiểu giáo án là gì?

Giáo án được hiểu là bản thiết kế về một lộ trình tiết học, là kế hoạch giáo viên đưa ra nhằm sẽ thực hiện những điều đó trong việc giảng dạy cho học sinh của mình. Với những môn học khác nhau, đối tượng học sinh hướng đến khác nhau thì có những bản giáo án soạn thảo theo cách khác nhau, phù hợp với việc tiếp thu kiến thức cho các bạn trẻ. Khi xã hội hiện đại với công nghệ ngày càng nâng cao thì việc sử dụng giáo án điện tử như là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho thầy cô trong việc giảng dạy trên lớp. Giáo án được chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ dạy thành công, do đó cần cân nhắc, tính toán kỹ từng điểm nội dung, từng thủ thuật dạy – học, điều kiện thời gian và thiết bị sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Thực tiễn cho thấy giáo án thực hiện thành công ở lớp này không nhất định sẽ thành công ở lớp khác.

2. Tầm quan trọng của soạn thảo giáo án

Giáo án là rất cần thiết đối với việc giảng dạy, truyền đạt tri thức. Người ta thường nói “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không soạn giáo án”. Đúng thế, giáo án như một công cụ hữu ích cho giáo viên hay gia sư đi dạy và giáo án có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với giáo viên, gia sư hay đối với quá trình tiếp thu bài của các bạn trẻ.

Soạn thảo giáo án đánh giá được năng lực, kỹ năng giáo viên

Phương pháp giảng dạy hiệu quả luôn là nghĩa vụ mà mỗi người thầy người cô cần không ngừng trau dồi phát triển bản thân mình. Phương pháp giảng dạy như thế nào được giáo viên thể hiện rõ nhất qua giáo án mà thầy cô có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước khi lên lớn. Một giáo án thiết kế nội dung đầy đủ khoa học đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy, giáo viên hay gia sư sẽ tự tin vào việc truyền đạt tri thức cho các bạn, nhờ có giáo án mà thầy cô, gia sư không mất thời gian trong việc tìm kiếm thông tin cũng như không mất thời gian trong việc sắp xếp bố cục giảng dạy. Khi đó giáo viên sẽ có phương pháp dạy học đạt hiệu quả được sự đánh giá cao của nhà trường, phụ huynh. Năng lực hay kỹ năng của giáo viên được thể hiện qua ngôn từ truyền đạt, cách mà thầy cô áp dụng những đồ dùng thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp nhất hỗ trợ trong việc giảng dạy tri thức. Đánh giá năng lực giáo việc qua sự chuẩn bị bài giảng kỹ càng trước khi vào tiết học là quan trọng, một giáo viên thờ án không chuẩn bị gì, tự tin quá mức vào năng lực bản thân thì chất lượng giảng dạy sẽ không đem lại kết quả mà ngược lại còn nhận được sự phê bình từ phía nhà trường, phụ huynh.

Soạn thảo giáo án hiệu quả đem lại tiết học thành công

Một tiết học trên lớp được coi là thành công nếu tiết học đó có sự trao đổi tương tác nhiều giữa thầy cô với học trò của mình, phát huy được tính năng động, chủ động và sự tích cực của người học. Người học khi thấy thích thú trong việc học tập trên lớp với cách giảng dạy của thầy cô thì đồng nghĩa là chất lượng buổi học đem lại sự hiệu quả và thầy cô đã làm tốt vai trò trách nghiệm của mình. Tất cả đều là sự chuẩn bị trước, một giáo án với nội dung ghi đầy đủ nội dung môn học, những điểm lưu ý hoặc tìm hiểu những tài liệu tham khảo được giáo viên ghi vào giáo án rất chi tiết. Việc quan trọng là giáo viên phải học giáo án do mình thiết kế và xem lại kỹ càng về sự bố trí kiến thức dạy hợp lý với học sinh chưa rồi thực hiện việc giảng dạy bình thường. Có sự chuẩn bị  sẽ tạo nên sự tự tin, tự tin vào khả năng bản thân giáo viên, tin vào hiệu quả mình đem lại. Hình thành thói quen soạn thảo giáo án trước khi lên lớp dạy giúp giáo viên rèn luyện được ý thức trong việc trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng bản thân giáo viên được nâng cao hơn phục vụ tiết học được hay và hiệu quả.

Soạn thảo giáo án giúp các bạn học sinh tiếp thu kiến thức tốt

Soạn thảo bài giáo án không chỉ đem lại lợi ích cho giáo viên giảng dạy mà còn gián tiếp đem lại lợi ích cho học sinh. Một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Khi các bạn nắm chắc kiến thức rồi thì sự tự tin trong việc thể hiện khả năng học sinh là cao, kết quả mang lại trong các bài thi, bài kiểm tra đạt được hiệu quả cao. Soạn thảo giáo án tuy là công việc của giáo viên, gia sư cần làm nhưng nó cũng là thứ mà các bạn học sinh cần để biết được giáo viên có thực sự tâm huyết không, giáo viên có thể truyền đạt tri thức đầy đủ cho mình không. Khi ở độ tuổi, các bạn lên lớp cao, nhận thức sâu rộng hơn thì việc đánh giá được chất lượng giáo viên không hề khó, qua cách giảng dạy và ứng xử của giáo viên mà học sinh có thể đánh giá được năng lực giáo viên.

3. Các bước soạn giáo án

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Sau khi kết thúc bài học, tiết học; học sinh đạt được điều gì về: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Căn cứ vào chuẩn kiến thức để xác định các mức độ (biết, hiểu, vận dụng) cụ thể của bài học (đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK, SGV…).

Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo

Định hướng Phương pháp chính được áp dụng trong bài dạy. Ngoài phương pháp chính thì đối với từng hoạt động cụ thể của bài học chúng ta có thể đưa ra các phương pháp khác cho phù hợp với đặc thù.

Để xác định đúng phương pháp để áp dụng thì chúng ta cần phải căn cứ vào:

– Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.

– Đặc điểm nội dung bài học, tiết học

– Trình độ tiếp thu của học sinh

Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy – học

Chuẩn bị cho giáo viên: Máy tính, máy in, máy chiếu, phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,…

Chuẩn bị cho học sinh: tài liệu, sưu tầm và nghiên cứu trước tài liệu, …

Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học

Phân biệt được hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng hoạt động một cách chi tiết cụ thể.

Không nên tạo ra nhiều hoạt động trong một tiết học, định hướng mục tiêu cho từng hoạt động.

Định hướng phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý

Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá, ..

– Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm chính của bài học.

– Có thể dùng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết.

– Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho học sinh về nhà thực hiện.

– Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác.

– Đánh giá, nhận xét tiết học nhằm có được thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy.

4. Mẫu bìa giáo án ngang

* Mẫu 1

Mẫu bìa giáo án ngang: Tải mẫu bìa giáo án file Word

* Mẫu 2

Mẫu bìa giáo án ngang: Tải mẫu bìa giáo án file Word