Trong tiếng Việt, danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm… Danh từ được phân làm hai loại là danh từ riêng và danh từ chung. Bạn có biết sự khác biệt giữa hai loại danh từ này không? Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa, cách nhận biết và cách sử dụng của danh từ riêng và danh từ chung trong bài viết Lớp học Mật Ngữ dưới đây!
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết về từ và câu lớp 4
1.1 Danh từ
a) Khái niệm Danh từ (DT): Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
– Ví dụ: Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng , sấm, chớp,… Danh từ chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
Danh từ chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…
b) Phân loại: Khi phân loại Danh từ tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại: Danh từ riêng và Danh từ chung.
– Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..)
– Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). Danh từ chung có thể chia thành 2 loại : Danh từ cụ thể: là Danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…). Danh từ trừu tượng: là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )
→ Các danh từ chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của danh từ chung.
1.2 Tính từ
a) Khái niệm: Tính từ (TT): Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,…
b) Phân loại tính từ: có 2 loại TT đáng chú ý là: Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng,… ) Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,…)
1.3 Động từ
a) Khái niệm Động từ (ĐT): Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
– Ví dụ: Đi, chạy ,nhảy,… (ĐT chỉ hoạt động) Vui, buồn, giận, … (ĐT chỉ trạng thái)
b) Lưu ý về động từ chỉ trạng thái: Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động rừ chỉ trạng thái là: nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau: Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn,hết,có,… Động từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,… Động từ chỉ trạng thái tiếp thu: được, bị, phải, chịu,… Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,…
– Một số “nội độngt ừ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,…
2. Bài tập về từ và câu lớp 4: Danh từ chung, danh từ riêng trang 20
Câu 1: Xếp từ in đậm trong các câu ca dao sau vào nhóm Tên người, Tên sông núi đàm, Tên tỉnh thích hợp:
a. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra
(Ca dao)
b. Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại , có cù lao xanh
(Ca dao)
c. Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn
(Ca dao)
Trả lời:
– Tên người: Lê Lợi, Lam Sơn
– Tên sông, núi, đầm: Bạch Đằng, Vọng Phu, Thị Nại
– Tên tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định
Câu 2: Xếp các từ sau vào các nhóm:
a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể.
b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật.
Trả lời:
a. Tên gọi của một sự vật cụ thể: Bình Định, Lê Lợi, Bạch Đằng, Thị Nại, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Vọng Phu.
b. Tên gọi chung của một loại sự vật: người, đầm, núi, sông, tỉnh
Câu 3: Nhận xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm ở bài tập 2.
Trả lời: Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể: viết hoa
Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: viết thường
Câu 4: Tìm 2 – 3 danh từ riêng cho mỗi nhóm dưới đây:
Trả lời:
– Tên nhà văn hoặc nhà thơ: Một số nhà văn nổi tiếng của Việt Nam là Nguyễn Du, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Nhật Ánh, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Quang Thân, Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Duy…
– Tên sông hoặc núi: Một số sông lớn của Việt Nam là sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Mã, sông Cả, sông Thao, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, Fansipan, Pusilung, Pắng Tiên, Phu Si Lung, Lùng Cúng, Pu Ta Leng…
– Tên tỉnh hoặc thành phố: Một số tỉnh của Việt Nam là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… Một số thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh…
Câu 5: Viết 3 – 4 câu giới thiệu về quê hương em, trong đó có sử dụng danh từ riêng.
Gợi ý: Bạn nên bắt đầu bài văn bằng một câu giới thiệu chung về quê hương của bạn, ví dụ: Quê hương của tôi là [tên tỉnh hoặc thành phố], nằm ở [vị trí địa lý] của Việt Nam. Bạn nên nêu lên những đặc điểm nổi bật của quê hương của bạn, ví dụ: Quê hương của tôi có [địa danh nổi tiếng], [đặc sản ngon], [di tích lịch sử], [phong tục tập quán độc đáo]…
Bạn nên thể hiện tình cảm và niềm tự hào của mình với quê hương của mình, ví dụ: Quê hương của tôi là nơi sinh ra những con người [tính cách], [tài năng], [đóng góp]. Quê hương của tôi là nơi nuôi dưỡng tôi từ nhỏ, cho tôi những kỷ niệm [tính từ] và những giá trị [tính từ]. Bạn nên kết thúc bài văn bằng một câu tổng kết và bày tỏ mong muốn của mình, ví dụ: Quê hương của tôi là một phần không thể thiếu trong cuộc đời tôi. Tôi luôn nhớ về quê hương và mong muốn được trở lại thăm quê hương mỗi khi có dịp.
Ví dụ: Quê hương của tôi là Hà Nội, thành phố trăm tuổi văn hiến, nằm ở miền Bắc của Việt Nam. Quê hương của tôi có Hồ Gươm, Phố Cổ, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… là những biểu tượng lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Quê hương của tôi có phở, bún chả, nem rán, chả cá… là những món ăn ngon và đặc trưng của người Hà Nội. Quê hương của tôi có những con người hiếu khách, thanh lịch, sáng tạo, đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước. Quê hương của tôi là nơi nuôi dưỡng tôi từ nhỏ, cho tôi những kỷ niệm đẹp và những giá trị sống. Quê hương của tôi là một phần không thể thiếu trong cuộc đời tôi. Tôi luôn nhớ về quê hương và mong muốn được trở lại thăm quê hương mỗi khi có dịp.
3. Một số bài tập bổ sung
Bài 1. Tìm các từ có nghĩa như sau :
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Trả lời: a. Sông b. Cửu Long c. Vua d. Lê Lợi
Bài 2. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào ?
– So sánh a với b.
– So sánh c với d.
Trả lời: So sánh a và b
a) Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.
b) Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông. So sánh c với đ.
c) vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến
d) Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.
Bài 3. Cách viết các từ trên có gì khác nhau ?
– So sánh a với b.
– So sánh c với d.
Trả lời: Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
So sánh c với d: Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa.
Bài 4. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau :
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /.
(Theo HOÀI THANH và THANH TỊNH)
Gợi ý: Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
Trả lời: Danh từ chung: núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy / nhà Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn/ Trác / Đại Huệ / Bác / Hồ.
Bài 5. Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?
Trả lời: Học sinh viết họ và tên 3 bạn nam và 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng do đó luôn luôn phải viết hoa. Ví dụ:
– Nguyễn Đức Bảo, Vũ Hoàng Anh, Trần Văn Lâm.
– Lê Thị Tố Uyên, Thái Thị Ngọc Nữ, Lê Thị Thanh Nhàn.
Quý các em tham khảo bài viết sau: Danh từ riêng là gì? Danh từ chung là gì? Ví dụ danh từ riêng