Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ

0
28

Giáo án tự nhiên xã hội lớp 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ là gì và bao gồm những nội dung gì?

1. Tự nhiên xã hội lớp 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ.

Sách Tự nhiên và xã hội lớp 1, kết nối tri thức bao gồm các nội dung bài học như sau:

Phần một: Hướng dẫn chung

I. Mục tiêu môn học

II. Giới thiệu sách Tự nhiên và xã hội

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn tự nhiên và xã hội 1

IV. Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội 1

Phần hai: Hướng dẫn dạy học các bài cụ thể

Chủ đề 1: GIA ĐÌNH

Bài 1: Kể về gia đình

Bài 2: Ngôi nhà của em

Bài 3: Đồ dùng trong nhà

Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà

Bài 5: Ôn tập chủ đề gia đình

Chủ đề 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 6: Lợp học của em

Bài 7: Cùng khám phá trường học

Bài 8: Cùng vui ở trường

Bài 9: Ôn tập chủ đề trường học sinh

Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương

Bài 10: Cùng khám phá quang cảnh xung quanh

Bài 11: Con người nơi em sống

Bài 12: Vui đón tết

Bài 13: An toàn trên đường

Bài 14: Ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương

Chủ đề 4: Nội dung thực vật và động vật

Bài 15: Cây xung quanh em

Bài 16: Chăm sóc và bảo vệ cây trồng

Bài 17: Con vật quanh em

Bài 18: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi

Bài 19: Ôn tập chủ đề thực vật và động vật

Chủ đề 5: Con người và sức khỏe

Bài 20: Cơ thể em

Bài 21: Các giác quan của cơ thể

Bài 22: ăn, uống hằng ngày

Bài 23: Vật động và nghỉ ngời

Bài 24: Tự bảo vệ mình

Bài 25: Ôn tập chủ đề của con người và sức khỏe

Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời

Bài 26: Cùng khám phá bầu trời

Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi

Bài 28: Ôn tập chủ đề Trái đất và Bầu trời

2. Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ.

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn mẫu bài giáo án tự nhiên và xã hội 1 kết nối tri thức với cuộc sống. Các bạn có thể tham khảo thêm những nội dung dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích. 

Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 

Chủ đề 1: GIA ĐÌNH

Bài 1: Kể về gia đình (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh sẽ:

– Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

– Nêu được một số công việc mà các thành viên thường làm và các hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình Hoa.

– Tự giác tham gia công việc nhà phù hợp

– Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

– Giáo viên:

+ Hình trong SGK phóng to (nếu )

+ Tranh ảnh các thành viên cùng chia sẻ công việc nhà ở một số gia đình, bài hát về gia đình.

– HS: Một số tranh, ảnh về gia đình mình (nếu có)

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1. 1. Mở đầu: Khởi động

– GV tổ chức cho HS chọn và hát một bài hát về gia đình (Cả nhà thương nhau (Sáng tác: Phan Văn Minh), sau đó dẫn dắt vào bài

– HS hát mới.

2. 2. Hoạt động khám phá

a. a. Hoạt động 1

– – GV hướng dẫn HS quan sát hình trong

SGK (hoặc hình phóng to)

-GV đặt câu hỏi để HS nhận biết và kể về những thành viên trong gia đình Hoa.

-Kết luận: Gia đình Hoa có ông, bà, bố, mẹ, Hoa và em trai. Mọi người đang quây quần, vui vẻ nghe Hoa kể những hoạt động ở trường.

Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và giới thiệu được các thành viên trong gia đình Hoa.

b. b. Hoạt động 2

GV đưa ra câu hỏi gợi ý:

-Ông bà, bố mẹ Hoa thường làm gì vào lúc nghỉ ngơi?

-Mọi người trong gia đình Hoa có vui vẻ không? …)

Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được việc làm của các thành viên trong gia đình Hoa lúc nghỉ ngơi.

3. Hoạt động thực hành

– GV hướng dẫn từng cặp đôi hoặc nhóm HS kể cho nhau nghe về gia đình mình

+Gia đình em có những thành viên nào?

+Mọi người trong gia đình em thường làm gì vào thời gian nghỉ ngơi? …).

– – HS quan sát

-HS trả lời

– HS lắng nghe

– HS trả lời

-HS trả lời

– HS làm việc nhóm đôi

– GV gọi 1-2 HS lên kể trước lớp, khuyến khích những học sinh có ảnh gia đình.

-Từ đó rút ra kết luận: Ai sinh ra cũng có một gia đình. Ông bà, bố mẹ và anh chị em là những người thân yêu nhất. Mọi người trong gia đình phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Yêu cầu cần đạt: HS giới thiệu được bản thân cũng như các thành viên trong gia đình mình.

4. Đánh giá

GV đánh giá về thái độ: HS yêu quý những người thân trong gia đình.

5. Hướng dẫn về nhà

HS chuẩn bị tranh, ảnh về những hoạt động của các thành viên trong gia đình (nếu có).

* Tổng kết tiết học

– Nhắc lại nội dung bài học

– Nhận xét tiết học

– Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

– HS lên kể

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

Tiết 2

1. 1. Mở đầu:

2. – GV đọc cho HS nghe bài thơ Giúp mẹ

(Sáng tác: Phan Thị Thanh Nhàn) về gia đình, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới.

– HS lắng nghe

3. 2. Hoạt động khám phá

-GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK

(hoặc hình phóng to)

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi

gợi ý:

+Các thành viên trong gia đình Hoa cùng nhau làm việc gì?

+ Em thấy thái độ của từng thành viên như thế nào? …

-Kết luận: Các thành viên trong gia đình Hoa đang chia sẻ công việc nhà như cùng nhau chuẩn bị bữa ăn: mẹ nấu thức ăn, Hoa rửa hoa quả, bố lấy thức ăn từ tủ lạnh, em trai Hoa xếp bát đũa.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các thành viên trong gia đình Hoa cùng nhau chia sẻ công việc nhà.

3. Hoạt động thực hành

– GV tổ chức cho HS vẽ tranh về gia đình ( vẽ các thành viên, về một cảnh sinh hoạt của gia đình)

– GV chọn một số bức tranh đẹp để trưng bày ở góc học tập.

– Sau đó, GV đặt ra các câu hỏi để HS bày tỏ cảm xúc của mình về các thành viên trong gia đình hoặc mọi người nên làm gì để gia đình là một tổ ấm, …

– GV kết luận: Gia đình là tổ ấm của mỗi

– HS quan sát

– HS thảo luận nhóm

– Đại diện nhóm trình bày

-Nhóm khác theo dõi, bổ sung

– HS lắng nghe

– HS vẽ

– HS theo dõi

– 2,3 HS trả lời người. Mọi người trong gia đình phải biết yêu thương, quan tâm lẫn nhau và cùng chia sẻ công việc nhà.

Yêu cầu cần đạt: Thể hiện được cảm xúc và biết cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

4 Hoạt động vận dụng

-GV gợi ý để HS phát hiện ra những việc làm ở hoạt động này.

– GV đặt câu hỏi

+Ở nhà em thường tham gia vào những công việc nào?

+Khi tham gia vào các công việc đó, em có vui không? Vì sao?

+Em thích công việc nào nhất? Vì sao?).

Yêu cầu cần đạt: HS tự giác, tích cực tham gia thực hiện công việc phù hợp với lứa tuổi.

4. Đánh giá

– GV cho HS phát biểu về ý nghĩa của hình tổng kết.

– Tổ chức cho HS đóng vai theo gợi ý của hình để nắm được kiến thức, kĩ năng và thái độ thông qua bài học, đồng thời hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.

5. Hướng dẫn về nhà

– Dặn dò HS hát những bài hát về gia đình cho ông bà, bố mẹ nghe.

– HS lắng nghe

– HS trả lời

– 2,3 HS trả lời

– HS trả lời

– HS lắng nghe

– HS chia sẻ

– HS đóng vai theo tình huống

– Khuyến khích HS về nhà tự giác thực hiện một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi như gấp quần áo, tự dọn đồ chơi, góc học tập…

* Tổng kết tiết học

– Nhắc lại nội dung bài học

– Nhận xét tiết học

– Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

– HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu

– HS lắng nghe