Bài viết dưới đây của Lớp học Mật Ngữ sẽ gửi đến quý các em nội dung về Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 bộ sách Cánh Diều cụ thể, chi tiết. Mời quý các em chú ý theo dõi để nắm bắt được những thông tin bổ ích.
Mục lục bài viết
- 1. Giáo án Bài 1. Gia đình em (3 tiết)
- 1.1 Mục tiêu:
- 1.2 Chuẩn bị
- 1.3 Hoạt động dạy học
- 2. Giáo án Bài 2. Ngôi nhà của em (3 tiết)
- 3. Giáo án Bài 3. An toàn khi ở nhà (2 tiết)
- 3.1 Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
- 3.2 Chuẩn bị:
- 4. Giáo án Bài 4. Lớp học của em (3 tiết)
- 4.1 Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
- 4.2 Chuẩn bị
- 4.3 Hoạt động dạy học
1. Giáo án Bài 1. Gia đình em (3 tiết)
1.1 Mục tiêu:
Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
– Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
– Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.
– Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
– Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc nhà của họ.
– Biêt cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình và công việc nhà của họ.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
1.2 Chuẩn bị
– Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử TNXH
– Học sinh: Sách giáo khoa, VBT Tự nhiên và xã hội 1
1.3 Hoạt động dạy học
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
– HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về gỉa đình (ví dụ bài: Cả nhà thương nhau).
– HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nôi dung bài hát như:
+ Bài hút nhắc dến những ai trong gia đình?
+ Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?
+GV dẫn dẳt vào bài học. Bài hát nói đến ba thành víên trong gia dình: ba, mẹ, con và tình cảm cùa các thành viên trong gia đình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm híểu gia đình bạn Hà, bạn An và cùng chia sẻ về gia đình mình.
Thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu gia đình bạn Hà và gia đình bạn An
* Mục tiêu
– Nêu được các thành viên có trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.
– Nhận xét được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.
– Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về cảc thành viên trong gia đình.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp HS quạn sát các hình ở trang 9 (SGK) để trả lời các câu hỏi:
+ Gia đình bạn Hà, bạn An có những ai?
+ Họ đang làm gì và ở đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
– Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
– HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:
+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ, anh trai và bạn Hà. Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên.
+ Gia đình bạn An có ông. bà, bố, mẹ, bạn An và em gáỉ. Gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.
– HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác sự thể hiện tình cám giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ:
+ Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An có vui vẻ, yêu thương nhau không?
+ Hành động nào thế hỉện các thành viên yêu thương và quan tâm nhau?
+ Lưu ý: GV yêu cầu HS quan sát và trao đồi theo từng hình. Tuỳ trình độ HS, GV sẽ đặt các các hỏi phù họp để HS nói được tình càm và sự quan tâm của các thành viên trong gỉa đình bạn Hà và An.
2. Giáo án Bài 2. Ngôi nhà của em (3 tiết)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
– Nói được địa chỉ nhà ở của mình.
– Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình.
– Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia đình.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:
– Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
– Video / nhạc bài hát về ngôi nhà (ví dụ bài: Nhà của tôi).
– Giấy và bút màu.
– Phiếu tự đánh giá
– Tranh ảnh đồ dùng trong nhà.
III. Hoạt động dạy học
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
– HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát về ngôi nhà (ví dụ bài: Nhà của tôi HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà của mình. GV dẫn dắt vào bài học: Cũng như lời bài hát, trong lớp chúng ta ai cũng có một ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà ở và xung quanh nhà ở ; cùng chia sẻ về ngôi nhà của mình và cần phải làm gì để giữ nhà gọn gàng, ngăn nắp.
Giới thiệu nhà ở của em
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số dạng nhà ở
* Mục tiêu
– Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở. – Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về một số dạng nhà ở.
* Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp
– HS quan sát các hình ở trang 12, 13 (SGK) để trả lời các câu hỏi:
+ Nói một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở trong từng hình.
+ Nhà bạn gần giống nhà nào trong các hình này?
Bước 2: Làm việc ca lớp – Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
– HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời.
Gợi ý: Lần lượt các hình trang 12, 13 là nhà một tầng, nhà hai, ba tầng liền kề nhà nổi, nhà sàn ; nhà chung cư. Với hình trang 12, HS có thể nêu: Nhà một tầng, mái ngói đỏ, bếp gây riêng, có sân và vườn,… Trong sân có cây cối,… Lưu ý: Tuỳ trình độ HS, GV khuyến khích các em nói càng nhiều đặc điểm của các loại nhà càng tốt.
3. Giáo án Bài 3. An toàn khi ở nhà (2 tiết)
3.1 Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
– Xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.
– Chỉ ra được tên đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận, không đúng cách có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.
– Nêu được những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.
– Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách xử lý trong một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.
3.2 Chuẩn bị:
– Các hình trong SGK. – VBT Tự nhiên và Xã hội 1,
– Bộ tranh ảnh đồ dùng trong nhà (3 hoặc 6 bộ). – Phiếu tìm hiểu đồ dùng trong nhà. III.Hoạt động dạy học Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
– Lần lượt mỗi HS sẽ nói tên một đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cần thận, không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.
– GV ghi nhanh tất cả ý kiến của HS lên bảng và gạch chân đồ dùng có thể dẫn đến bị thương, nguy hiểm. GV dẫn dắt vào bài học: Một số đồ dùng trong gia đình như các em đã liệt kế khi sử dụng không cẩn thận, không đúng cách có thể gây đứt tay, chân ; bỏng và điện giật. Bài học hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu thêm về điều đó để đảm bảo an toàn khi ở nhà.
4. Giáo án Bài 4. Lớp học của em (3 tiết)
4.1 Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
*Về nhận thức khoa học:
– Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học.
– Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ.
– Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học, các thành viên và hoạt động trong lớp học.
– Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về lớp học, hoạt động ở lớp học.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
– Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch, đẹp.
– Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách đồ dùng học tập trong lớp.
4.2 Chuẩn bị
– Các hình trong SGK.
– VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
– Phiếu tự đánh giá cá nhân.
4.3 Hoạt động dạy học
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: – HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về lớp học (ví dụ bài: Lớp chúng mình).
– HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói với các em điều gì về lớp học? GV dẫn dắt vào bài học: Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình.
=> Các em có thể tham khảo thêm bài viết: Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều chi tiết