Tiếng Việt là một trong những môn học bắt buộc và cần thiết nhất đối với mọi học sinh, đặc biệt là môn Tiếng Việt lớp 1 là nền tảng trước hết giúp các em học sinh biết đọc, biết viết, biết ý nghĩa của các câu nói và có thể diễn đạt ra ý muốn của bản thân. Vậy giáo án môn tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức trân trời sáng tạo được hiểu như thế nào? Hãy cùng Lớp học Mật Ngữ tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đôi nét về môn Tiếng Việt
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học. Tiếng Việt giúp trẻ nhìn và phát triển tư duy ngôn ngữ. Ở giai đoạn tiểu học nội dung môn học tập tủng hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết, định hướng cho việc học nghe, học nói dựa trên vốn tiếng Việt mà trẻ đã có, các bài học chủ yếu là học thực hành, thấm vào một sách tự nhiên qua các bài học thực tế. Những tri thức về âm – chữ cái, âm tiết – chữ, thanh điệu – dấu ghi thanh đều được học qua những bài dạy chữ.
Những tri thức về câu trong đoạn hội thoại được hình dung cụ thể qua văn bản. Giai đoạn này trẻ sẽ nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Bởi vậy mà việc học ở lứa tuổi này tạo nền tảng cho trẻ trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ, biểu hiện qua việc trẻ đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn, viết rõ ràng, đúng chính tả, nghe chủ động, nói chủ động và rành mạnh
3. Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Tiết kể chuyện (1 tiết, nghe – kể)
Bài 5: CÁ BÒ
I/ Mục tiêu: giúp học sinh
– Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh học
– Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh học và câu gợi ý
– Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân
– Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể
– Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện
– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
II/ Phương tiện dạy học:
– SHS, SGV
– Tranh minh họa truyện phóng to
III/ Hoạt đọng dạy học:
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
– Cho học sinh hát bài: ngày đầu tiên đi học. Có thể hỏi 1 số câu hỏi để học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về những ngày đầu đi học
– Cho học sinh đọc, viết, nói câu từ/ câu chứa các âm a, b, c, o và các dấu
– Học sinh nhận xét bạn – giáo viên nhận xét
2/ Khởi động: Cho học sinh chơi trò chơi nhỏ: Ai nhanh, ai đúng. Xem tranh 1 số loại cá, học sinh nêu tên từng loại cá đó. Tuyên dương, giáo viên dẫn dắt vào câu chuyện, học sinh đọc tên truyện
– giáo viên ghi tựa bài, gọi học sinh nhắc lại
– Bài mới
3/ Hoạt động 3: Quan sát tranh
– Qua hoạt động này, học sinh phán đoán nội dung câu chuyện qua tranh minh học
+ Học sinh thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh và dựa vào câu gọi ý của giáo viên để phán đoán nội dung câu chuyện (do đây là bài kể chuyện đầu tiên nên giáo viên cần hướng dẫn kỹ hơn)
VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1 đến 4, chú ý đến các nhân vật trong từng tranh, tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với con cá bò con? ..)
4/ Hoạt động 4: Luyện nghe kể chuyện và kể chuyện
+ giáo viên kể 2 lần
– Lần 1: kể toàn bộ nội dung câu chuyện, giáo viên sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở học sinh
VD1: Liệu cá bò có học bài theo lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi? …
– giáo viên lưu ý học sinh lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu của mình
– Lần 2: giáo viên kể kết hợp tranh
– giáo viên lưu ý học sinh lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn
+ Học sinh kể: thảo luận nhóm 4:
– Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể
– Kể trước lớp: trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể, giáo viên lưu ý học sinh kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe
– Cho học sinh nhận xét bạn kể – giáo viên nhận xét
– Tìm hiểu nội dung và liên hệ
– giáo viên nêu 1 số câu hỏi để giúp học sinh nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân
VD: Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì? …
5/ Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
– giáo viên hỏi để học sinh nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích
– Đọc và kể thêm ở nhà
– Chuẩn bị bài sau