Giáo án lớp 5 hiện nay được xem là một chương trình khá quan trọng, đây là cột mốc đánh dấu năm chuyển cấp của các em học sinh vậy nên cần đặc biệt chuẩn bị thật kỹ càng. Vậy bộ giáo án lớp 5 theo Công văn 2345 được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Lớp học Mật Ngữ tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Giáo án được hiểu như thế nào?
Giáo án được hiểu là những kế hoạch và dàn ý mà giáo viên, gia sư lên lớp giảng dạy hay dạy ở trung tâm, bao gồm những đề tài của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên, gia sư cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.. Tất cả đều được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo hay gia sư biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước.
Mặt khác thì giáo án được hiểu đơn giản là bản thiết kế về một lộ trình tiết học, là kế hoạch giáo viên đưa ra nhằm sẽ thực hiện những điều đó trong việc giảng dạy cho học sinh của mình. Với những môn học khác nhau, đối tượng học sinh hướng đến khác nhau thì có những bản giáo án soạn thảo theo cách khác nhau, phù hợp với việc tiếp thu kiến thức cho các bạn trẻ. Khi xã hội hiện đại với công nghệ ngày càng nâng cao thì việc sử dụng giáo án điện tử như là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho thầy cô trong việc giảng dạy trên lớp. Giáo án được chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ dạy thành công, do đó cần cân nhắc, tính toán kỹ từng điểm nội dung, từng thủ thuật dạy – học, điều kiện thời gian và thiết bị sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.
Giáo án giúp truyền đạt tri thức, Người ta thường nói “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không soạn giáo án”.
2. Giáo án lớp 5 theo Công văn 2345 tuần 1 tập đọc
Giáo án lớp 5 theo Công văn 2345/BGDĐT-GDTH (đầy đủ 35 tuần) là tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dành cho năm học 2022 – 2023 bao gồm tất cả môn học trong chương trình tiểu học lớp 5: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, ….. giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh giúp tiết học thêm sinh động hơn.
Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Hiểu các từ ngữ trong bài.
– Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn
. – Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).
– Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
– Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
– Yêu quý Bác Hồ.
– Năng lực:
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
– Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
– GV:
+ Tranh minh hoạ (SGK)
+ Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
– Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết…
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
3. Giáo án lớp 5 theo Công văn 2345 tuần 1 Đạo đức
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh |
1. Hoạt động mở đầu (5 phút) | |
– Cho HS hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” – Giới thiệu bài – Ghi bảng | – HS hát – HS ghi vở |
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: – Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. – Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. – Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: | |
– Gọi HS đọc toàn bài – Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên. – GV nhận xét, đánh giá – 1 HS đọc toàn bài – GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN | – 1HS đọc toàn bài. – HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm – HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm – HS nghe – HS đọc – HS nghe |
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: – Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. * Cách tiến hành:HĐ nhóm 4 | |
– GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp: + Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? + Nêu ý 1 ? + Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn dân là gì? + HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? +Nêu ý 2: + Nêu ý chính của bài ? – GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. | – HS nghe và thực hiện nhiệm vụ – Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN – Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó. -XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu… -Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước. – Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước – HS nêu |
*Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn – Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). * Cách tiến hành: | |
– Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài. – Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm – Luyện đọc theo cặp – Thi đọc diễn cảm – Cho HS luyện học thuộc lòng – Thi học thuộc lòng | – 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài. – HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời…rất nhiều – HS luyện đọc nhóm đôi. – HS thi đọc diễn cảm. – HS luyện đọc thuộc lòng – HS thi đọc thuộc lòng. |
4. Hoạt động vận dụng (4 phút) | |
– Em biết gì về cuộc đời và sự nhiệp của Bác Hồ ? – Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ. | -HS nêu – HS nghe và thực hiện |
Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Sau bài học này, HS biết:
– Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
– Vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống có liên quan.
– Có ý thức học tấp, rèn luyện
. – Vui và tự hào khi là HS lớp 5.
– Năng lực:
+ Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,…
– Phẩm chất: Vui, tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
*KNS:
+ Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5)
+ Kĩ năng xác định vị trí (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).
+ Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
– GV: Giấy trắng, bút màu
– HS: VBT, vở viết,…
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh |
1. Hoạt động mở đầu (5 phút) | |
– Cho HS hát bài Em yêu trường em Nhạc và lời Hoàng Vân – Giới thiệu bài – Ghi bảng | – HS hát – HS ghi vở |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút) * Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5. * Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận – GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác? + Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? – GVKL: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp lớn nhất trường Vì vậy HS lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt để các em HS các khối khác học tập. * Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK – GV nêu yêu cầu bài tập: – GV nhận xét kết luận * Hoạt động 3 : Tự liên hệ (bài tập 2) – GV nêu yêu cầu tự liên hệ – Yêu cầu HS trả lời – GV nhận xét và kết luận: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5. * Hoạt động 5: Trò chơi phóng viên – Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. VD: + Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì? + Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5? + Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong trương trình “Rèn luyện đội viên”? + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình xứng đáng là HS lớp 5? + Hãy nêu những điểm mà bạn cần cố gắng hơn để xững đáng là HS lớp 5 + Bạn hãy hát hoặc đọc thơ về chủ đề trường em? – GV nhận xét kết luận – Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK | – HS quan sát và thảo luận – Tranh vẽ HS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng. – Các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học. – Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen. – HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường. – HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập. – HS nêu yêu cầu bài tập. – HS suy nghĩ thảo luận bài tập theo nhóm đôi. – Vài nhóm trình bày trước lớp – Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a, b, c, d, e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện. – HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. – HS thảo luận nhóm đôi – HS tự liên hệ trước lớp. – HS thảo luận và đóng vai phóng viên. Nhận xét – HS nghe – Học sinh đọc |
3. Hoạt động luyện tập, thực hành (2 phút) | |
– Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: + Mục tiêu phấn đấu. + Những thuận lợi đã có. + những khó khăn có thể gặp. + Biện pháp khắc phục khó khăn. + Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn. | – HS nghe và thực hiện |
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2 phút) | |
– Về sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em. – Vẽ tranh về chủ đề trường em. | – Hs nghe và thực hiện |
Vì nội dung giáo án khá dài, để xem đầy đủ trọn bộ nội dung giáo án quý khách hàng vui lòng truy cập link để xem đầy đủ, cụ thể nội dung giáo án lớp 5 theo Công văn 2345: tại đây