Đạo đức là một trong những môn học rèn luyện cho học sinh mọi đức tính tốt. Ngay sau đây, Lớp học Mật Ngữ sẽ cung cấp giáo án Đạo đức lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2023
Mục lục bài viết
1. Tác dụng của môn Đạo đức đối với học sinh
Môn đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh thấu hiểu sâu hơn về đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kỹ năng của họ, nâng cao nhận thức về giá trị đạo đức và khả năng áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo hiệu quả trong việc giảng dạy môn đạo đức, phương pháp giáo dục cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể và đạt được chúng.
Môn đạo đức không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức về đạo đức, mà còn là một công cụ quan trọng để hướng dẫn học sinh hiểu về những giá trị cốt lõi của đạo đức và áp dụng chúng vào thực tế. Việc giảng dạy môn này cần tạo ra môi trường học tập tương tác, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động thảo luận, thực hành và tự tìm hiểu để phát triển kỹ năng tự suy nghĩ và đánh giá đạo đức.
Đồng thời, mục tiêu của giáo dục môn đạo đức cần phải rõ ràng và cụ thể. Thay vì chỉ đề cập đến việc truyền đạt kiến thức, phương pháp giảng dạy môn đạo đức nên tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng xã hội, như khả năng đánh giá tình huống, đưa ra quyết định đúng đắn và giải quyết xung đột theo cách đạo đức. Ngoài ra, việc khuyến khích học sinh suy nghĩ độc lập, phê phán xã hội và tôn trọng đa dạng quan điểm cũng nên được coi là mục tiêu quan trọng.
Thêm vào đó, việc giảng dạy môn đạo đức cần tích hợp các hoạt động thực tế và ví dụ thực tế vào quá trình học tập. Bằng cách này, học sinh có thể thấy rõ sự áp dụng và ý nghĩa thực tiễn của đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, tạo ra những tình huống thực hành giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột, xử lý vấn đề và thể hiện phẩm chất đạo đức.
Trong tổng thể, để môn đạo đức đạt hiệu quả, phương pháp giảng dạy cần tạo cơ hội cho học sinh tự phát triển kỹ năng và nhận thức về giá trị đạo đức, từ đó áp dụng vào cuộc sống thực tế. Mục tiêu cụ thể và tích hợp các hoạt động thực tế là những yếu tố quan trọng trong việc thiết kế chương trình và phương pháp giảng dạy môn đạo đức
2. Giáo án đạo đức lớp 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống
CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
Bài 1: Em giữ sạch đôi tay
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
+ Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay
+ Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay
+ Tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.
2. CHUẨN BỊ
GV: – SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Tay thơm tay ngoan” sáng tác Bùi Đình Thảo
Máy tính, bài giảng PP
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan” GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào? Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào? HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày. 2. Khám phá Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng – GV đặt câu hỏi theo tranh + Vì sao em cần giữ sạch đôi tay? + Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra? – Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt. Kết luận: – Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn. – Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu… Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng – GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: + Em rửa tay theo các bước như thế nào? -GV gợi ý: 1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước 2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay 3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay 4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay 5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước 6/ Làm khô tay bằng khăn sạch. Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ. 3. Luyện tập Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK – GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. – GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay. – Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay +Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ +Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ – Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay: +Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo +Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4. Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: + Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao? – Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3 Kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3. Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn -GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay -GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? – GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày -GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh. Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. | -HS hát -HS trả lời – HS quan sát tranh – HS trả lời – Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe – Học sinh trả lời – HS tự liên hệ bản thân kể ra. – HS lắng nghe. – HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS quan sát -HS trả lời -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe
|
Bài 2: Em giữ sạch răng miệng
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
+ Nêu được các việc làm để giữ sạch răng miệng
+ Biết vì sao phải giữ sạch răng miệng
+ Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.
2. CHUẨN BỊ
GV: – SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
· Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún” sáng tác Hùng Lân
· Máy tính, bài giảng PP
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Anh Tí sún” GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng? HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh. 2. Khám phá Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng – GV đặt câu hỏi theo tranh + Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng? + Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng? + Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra? – Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt. Kết luận: – Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày – Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh – Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau. Hoạt động 2: Em đánh răng đúng cách – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng – GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: + Em đánh răng theo các bước như thế nào? -GV gợi ý: 1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng 2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải 3/ Lấy nước 4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai 5/ Súc miệng bằng nước sạch 6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ. 3. Luyện tập Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK – GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. – GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh răng miệng. – Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ răng miệng (tranh1,2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh răng miệng(tranh 4) Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh răng miệng của các bạn tranh 1,2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 4. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn -GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch răng miệng -GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn – GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? – GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất Kết luận: Chúng ta không nên ăn kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến răng của chúng ta bị sâu. Hoạt động 2: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hàng ngày -GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ răng miệng sạch sẽ Kết luận: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hằng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho… Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. | -HS hát -HS trả lời – HS quan sát tranh – HS trả lời – Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe – Học sinh trả lời – HS tự liên hệ bản thân kể ra. – HS lắng nghe. – HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe
|
Vì nội dung giáo án khá dài, quý khách hàng vui lòng truy cập link sau để xem cụ thể nội dung giáo án: Giáo án Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống