Giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự là thủ tục cần thiết khi giải quyết vụ án dân sự để có thể xác định được một số chứng cứ trong vụ án đó là thật hay giả, có chính xác hay không? Vấn đề này sẽ được Lớp học Mật Ngữ phân tích cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
Thưa luật sư, xin hỏi: Ở phiên sơ thẩm toà đã xử ba em thắng, rồi các cô bác lại kiện lên toà án thành phố và yêu cầu giám định chữ ký (trong hồ sơ sang tên có biên bản họp gia đình tại UBND có chữ ký của gia đình bác vì lúc đó sống riêng nhưng vẫn cùng trong sổ hộ khẩu do cả nhà bác ký tại UBND có cán bộ tại UBND giám sát quá trình ký và có chữ ký của chủ tịch UBND xác nhận quá trình diễn ra theo đúng pháp luật). Kết quả là chữ ký không cùng 1 người còn chữ ký của ông bà nội thì không xác định được. Nên gia đình em lo lắng ở phiên phúc thẩm này sẽ bất lợi cho gia đình! Kính hỏi luật sư thì trong trường hợp như vậy nhà em phải làm sao ạ?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
1. Quy định về giám định chữ ký, chữ viết
Thưa luật sư, xin hỏi: Ở phiên sơ thẩm toà đã xử ba em thắng, rồi các cô bác lại kiện lên toà án thành phố và yêu cầu giám định chữ ký (trong hồ sơ sang tên có biên bản họp gia đình tại UBND có chữ ký của gia đình bác vì lúc đó sống riêng nhưng vẫn cùng trong sổ hộ khẩu do cả nhà bác ký tại UBND có cán bộ tại UBND giám sát quá trình ký và có chữ ký của chủ tịch UBND xác nhận quá trình diễn ra theo đúng pháp luật). Kết quả là chữ ký không cùng 1 người còn chữ ký của ông bà nội thì không xác định được. Nên gia đình em lo lắng ở phiên phúc thẩm này sẽ bất lợi cho gia đình! Kính hỏi luật sư thì trong trường hợp như vậy nhà em phải làm sao ạ?
Theo Điều 103 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 103. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định”.
Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Gia đình bạn được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
Khi thấy việc giám định chữ ký không minh bạch có thể được giám định bổ sung và giám định lại nhưng phải phù hợp theo Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp”.
Bên cạnh đó, tại Điều 29 Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 của Quốc hội quy định:
“Điều 29. Giám định bổ sung, giám định lại
1. Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
2. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
3. Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 của Quốc hội quy định:
“Điều 30. Hội đồng giám định
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định”.
Giám định là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật. Kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ việc dân sự, ở một số vụ án đặc thù kết luận giám định còn có tính chất quyết định đối với phán quyết của Tòa án.
Như vây, gia đình bạn có thể yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại khi có đủ cơ sở để bảo về quyền lợi của mình.
2. Hồ sơ yêu cầu giám định
Tại khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012 quy định người yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
Hồ sơ yêu cầu giám định phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng giám định; Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định…
3. Thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu giám định
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)
Việc giám định chữ ký, chữ viết do người giám định thực hiện theo nguyên tắc sau:
Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ các nội dung:
4. Thẩm quyền giám định chữ ký, chữ viết
Theo Khoản 4 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 quy định cá nhân/tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Hiện nay, Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An bao gồm:
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.