Bài viết dưới đây của Lớp học Mật Ngữ sẽ cung cấp cho quý khách đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo. Mong rằng thông tin chúng tôi đem đến sẽ hữu ích cho quý khách
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi học kì 1 lớp 2 môn tiếng việt sách Chân trời sáng tạo
Ma trận đề thi học kì 1 môn tiếng việt lớp 2 như sau:
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |
1 | Đọc hiểu văn bản: – Biết trả lời được một số câu hỏi trong nội dung bài đọc. Liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học. – Hiểu nội dung bài đọc. | Số câu | 03 | 01 | 0 | 04 |
Câu số | 1, 2, 3 | 4 | 0 |
| ||
Số điểm | 1.5đ | 0.5đ | 0đ | 2đ | ||
2 | Kiến thức Tiếng Việt: – Biết xác định mẫu câu và đặt câu hỏi kiểu câu Để làm gì? – Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi. | Số câu | 0 | 01 | 01 | 02 |
Câu số | 0 | 5 | 6 |
| ||
Số điểm | 0đ | 0.5đ | 0.5đ | 1đ | ||
Tổng | Số câu | 03 | 02 | 01 | 06 | |
Số điểm | 1.5đ | 1đ | 0.5đ | 3đ |
2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (đề số 1)
2.1 Đề bài
A. Đọc – hiểu
I. Đọc thầm văn bản sau:
ĐI HỌC ĐỀU
Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.
Tùng…Tùng…! Tu…ù…ùng…
Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: “Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt”.
Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. “Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!”. Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.
PHONG THU
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?
A. Các bạn học sinh
B. Bạn Sơn
C. Học sinh và giáo viên
Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
A. Học sinh cần chịu khó làm bài.
B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.
C. Học sinh nên đi học đều.
Câu 3. Vì sao cần đi học đều?
A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.
B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.
C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.
Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?
A. Sơn rất chăm học
B. Sơn đến lớp đúng giờ.
C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ.
Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm?
A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ.
B. Bạn Sơn rất chăm chỉ.
C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ.
Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
D. 6 từ
B. Viết
Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm
để…. ành; ….ành chiến thắng
tranh…..ành; đọc…ành mạch
Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:
a. sạch sẽ:……………………………………………………………………..
b. chăm ngoan:……………………………………………………………….
Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:
Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.
– Các từ chỉ hoạt động của học sinh: ……………………….
– Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: ……………………
Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:
Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà
Câu 5. (Tập làm văn)
Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông
2.2 Đáp án
A. ĐỌC HIỂU: (Mỗi câu khoanh vào đáp án đúng cho 0,5 điểm)
B. VIẾT
Câu 1 (1đ): Điền đúng mỗi từ cho 0,25 đ
Để dành; giành chiến thắng; tranh giành; đọc rành mạch
Câu 2: (1 đ) Đặt câu đúng, mỗi câu cho 0,5 đ
VD: a) Lớp em rất sạch sẽ.
b) Bạn Linh rất chăm ngoan.
Câu 3 (1 đ) Xếp đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 đ (đúng mỗi từ cho 0,1đ)
Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.
– Các từ chỉ hoạt động của học sinh: giơ tay, xếp hàng, phát biểu, viết bài.
– Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: giảng bài, điểm danh, chấm bài, soạn giáo án
Câu 4 (1 đ): Điền đúng, đủ 4 dấu chấm (1 đ). Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 đ
Bà ốm nặng phải đi bệnh viện. Hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm
bà. Ở nhà, Thu rất nhớ bà. Em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà.
Câu 5 (3đ): Viết được từ 3-4 câu tả chú gấu bông. Bố cục rõ ràng: có câu mở đoạn và kết đoạn; Bài viết sạch sẽ. Có sáng tạo: 3 đ.
Tuỳ từng mức độ mà cho 2,5; 2;1,5;1đ
Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn.
3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (đề số 2)
3.1 Đề bài
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Mẹ
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
– Nắng oi: trời nắng, nóng, không có gió.
Câu 1: Câu thơ nào cho biết thời tiết mùa hè rất oi bức?
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon.
II. Đọc – hiểu
NẶN ĐỒ CHƠI
Bên thềm gió mát,
Bé nặn đồ chơi.
Mèo nằm vẫy đuôi,
Tròn xoe đôi mắt.
Đây là quả thị,
Đây là quả na,
Quả này phần mẹ,
Quả này phần cha.
Đây chiếc cối nhỏ
Bé nặn thật tròn,
Biếu bà đấy nhé,
Giã trầu thêm ngon.
Đây là thằng chuột
Tặng riêng chú mèo,
Mèo ta thích chí
Vểnh râu “meo meo”!
Ngoài hiên đã nắng,
Bé nặn xong rồi.
Đừng sờ vào đấy,
Bé còn đang phơi.
Nguyễn Ngọc Ký
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Em bé nặn những gì?
A. quả thị, quả na.
B. chiếc cối
C. con chuột
D. Cả A, B, C
2. Bé nặn đồ chơi tặng cho những ai?
A. bà và bố
B. bà, mẹ và bố
C. bố và mẹ
3. Bé nặn cho chú mèo cái gì?
A. cá
B. chuột
C. kẹ
4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì?
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Mẹ
II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4 – 5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc với em
3.2 Đáp án
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Câu 1: Câu thơ nào cho biết thời tiết mùa hè rất oi bức?
Câu thơ cho biết thời tiết mùa hè rất oi bức đó là:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon.
Từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon đó là: ru, quạt, kẽo cà tiếng võng (kéo võng)
II. Đọc – hiểu:
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. D
2. B
3. B
4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì?
Bé rất quan tâm và yêu thương mọi người.
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Mẹ
II. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn 4 – 5 câu giới thiệu về đồ vật quen thuộc với em
Bài làm
Sinh nhật năm nay, bố tặng em một chiếc xe đạp nhỏ. Bên ngoài chiếc xe được sơn màu hồng. Phía trước có một chiếc giỏ nhỏ để đựng đồ. Các bộ phận như bàn đạp, yên xe, tay lái đều có màu đen. Xe có hai bánh xe hình tròn. Ở giữa bánh xe là các nan hoa bằng thép rất chắc chắn. Lốp xe bằng cao su bền và đẹp. Mỗi lần xe chuyển động, những bánh xe lăn quay đều quay đều trông thật vui mắt. Em rất thích chiếc xe đạp này.