Welcome to WordPress. This is your first post. Edit or delete it, then start writing!
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 được Lớp học Mật Ngữ sưu tầm, tổng hợp các dạng bài Tiếng Việt trọng tâm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để học tập tốt hơn
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Chân trời
A. Phần đọc
Học sinh tập đọc lại các bài đọc đã được học trong học kì 2, cụ thể:
B. Luyện từ và câu
Các nội dung cần ôn tập gồm:
– Các từ chỉ người, chỉ hoạt động, chỉ sự vật, chỉ đặc điểm
– Dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
– Kiểu câu: Ai thế nào?, Ai làm gì?
– Viết hoa các tên địa lý
– Viết câu nói và đáp:
– Mở rộng vốn từ về: nơi thân quen, bốn mùa, thiên nhiên, quê hương, Bác Hồ kính yêu, đất nước, Trái Đất
C. Tập làm văn
Luyện tập viết các đoạn văn về các chủ đề:
2. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
Tập đọc
Những con sao biển
Một người đàn ông đang dạo bộ trên bãi biển khi chiều xuống. Biển đông người, nhưng ông lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên rồi thả xuống biển.
Tiến lại gần hơn, ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thuỷ triều định dạt lên bờ và thả chúng trở về với đại dương.
– Cháu đang làm gì vậy? – Người đàn ông hỏi.
Cậu bé trả lời:
– Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu muốn giúp chúng.
– Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác thả xuống biển và nói với người đàn ông:
– Cháu cũng biết như vậy, nhưng ít nhất thì cháu cũng cứu được những con sao biển này.
Người đàn ông trìu mến nhìn cậu bé và cùng cậu cứu những con sao biển.
(Theo Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao biển đông người nhưng người đàn ông lại chú ý đến cậu bé?
A. Vì cậu bé cứ chạy nhảy trên cát.
B. Vì cậu bé có con diều rất đẹp.
C. Vì cậu bé cứ liên tục cúi người nhặt thứ gì đó rồi thả xuống biển.
D. Vì cậu bé ra biển chơi và đi dạo cùng bố mẹ.
Câu 2: Khi đến gần, ông thấy cậu bé đang làm gì? Vì sao cậu bé làm như vậy?
A. Cậu bé đang xả rác xuống biển. Vì cậu bé rất thích nghịch.
B. Cậu bé đang ăn hải sản cùng với gia đình. Vì cậu bé và gia đình đang đi dã ngoại.
C. Cậu bé đang xây lâu đài cát cùng chị gái. Vì cậu bé rất thích chơi cát
D. Cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng trở về đại dương. Vì những con sao biển sắp chết do thiếu nước, cậu bé muốn giúp chúng.
Câu 3: Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?
A. Người đàn ông đã nói rằng: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?
B. Người đàn ông đã nói rằng: Tại sao cậu bé lại vứt rác xuống đất?
C. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu là con của ai tại sao ở đây một mình?
D. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu có muốn ăn kẹo không ?
Câu 4: Những từ ngữ sau đây (Cúi xuống, dạo bộ , biển, thả, người đàn ông, cậu bé, nhặt, sao biển, tiến lại) từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động?
A. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, tiến lại.
B. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, người đàn ông.
C. cúi xuống, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
D. sao biển, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
Câu 5: Em hãy tìm và viết lại câu văn cho biết cậu bé nghĩ việc mình làm là có ích.
………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau:
Ngày xưa, Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi…. cùng ăn và cùng nhau vui chơi …. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm …. Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:
– Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không…..
Câu 7: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B đề tạo thành câu giới thiệu:
Câu 8: Tìm các từ ngữ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống:
M: Giáo viên
(1)………………………………………….. (2)……………………………………………….
(3)………………………………………….. (4)……………………………………………….
1.2. Đề ôn tập học kì 2 lớp 2 Số 2
Chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần đi công tác, Bác đi với hai đồng chí. Mỗi người mang một chiếc ba lô. Qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
– Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ? – Bác hỏi.
Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
– Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.
Theo 117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi mọi người dừng chân, Bác đã làm gì?
A. Mở ba lô của mình ra xem.
B. Xách thử ba lô của đồng chí bên cạnh và mở cả ba chiếc ba lô ra xem.
C. Mở ba lô của hai đồng chí đi cùng ra xem.
Câu 2. Bác nhận thấy ba lô của Bác có gì khác so với ba lô của hai đồng chí kia?
A. Ba lô của Bác chỉ có chăn, màn nên nhẹ nhất.
B. Ba lô của Bác có thêm chăn, màn nên nặng hơn.
C. Ba lô của Bác không có chăn, màn như ba lô của hai đồng chí đi cùng.
Câu 3. Vì sao Bác lại muốn hai đồng chí san đều các thứ vào ba chiếc ba lô ?
A. Vì như thế sẽ tiện hơn cho mỗi người khi dùng.
B. Vì bác sợ hai đồng chí đi cùng không mang nổi ba lô.
C. Vì Bác muốn mình cũng lao động thực sự như những đồng chí khác.
Câu 4. Tìm và viết lại câu trong bài có dùng dấu chấm hỏi.
…………………………………………………………………………………………
3. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều
A. ĐỌC – HIỂU
Đề 1: Đọc thầm bài Bồ câu tung cánh (TV2 tập 2 tr 6). Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Bồ câu được con người đưa về nuôi từ khi nào?
a) Từ cách đây năm nghìn năm.
b) Từ cách đây hai trăn năm.
c) Từ cách đây mười năm.
Câu 2: Chim bồ câu ấp trứng, nuôi con mới nở như thế nào?
a. Bồ câu mẹ ấp trứng, nuôi con bằng mồi.
b. Bồ câu bố mẹ thay phiên nhau ấp trứng. Khi chim non mới ra đời, bố mẹ không mớm mồ mà mớm sữa trong diều cho con.
c. Bồ câu bố ấp trứng, cho chim non mới ra đời ăn lá cây non.
Câu 3: Vì sao người ta dùng bồ câu để đưa thư?
a) Vì bồ câu rất thông minh, bay xa đến đâu cũng nhớ đường về.
b) Vì bồ câu có khả năng bay cao, không bỏ nhiệm vụ
c) Vì bồ câu trung thành, tận tụy, bay không biết mệt
Đề 2: Đọc thầm bài Chim Sơn Ca và Bông cúc trắng (TV2 tập 2 tr 49).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện.
a. Đám cỏ dại, cây hoa cúc trắng
b. Chim sơn ca, bông cúc trắng
c. Hai cậu bé.
Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim sơn ca trở nên buồn thảm?
a. Vì chim sơn ca phải xa bạn.
b. Vì chim sơn ca bị thương.
c. Vì chim sơn ca đã bị nhốt trong lồng.
Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?
a) Sơn ca lìa đời, bông cúc tắm nắng mặt trời.
b) Sơn ca lìa đời, bông cúc cũng héo lả đi vì thương sót.
c) Sơn ca bị cầm tù, cúc bị cắt đi.
Câu 4: Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em hiểu điều gì?
a. Các loài chim đều bị nhốt trong lồng, bông hoa bị cắt đi.
b. Bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp
c. Biết được thế giới thiên nhiên thật đẹp
Đề 3: Đọc thầm bài Chiếc rễ đa tròn (TV2 tập 2 tr 33).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bắc hồ nói gì với chú cần vụ?
a. Cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
b. Xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
c. Buộc nó tựa vào hai cái cọc.
Câu 2: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?
a. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con thân thẳng.
b. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.
c. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa có vòm lá xum xuê.
Câu 3: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác Thích chơi trò chơi gì bên cây đa ấy?
a. Thích chơi trò trốn tìm
b. Thích chơi trò bán đồ hàng dưới gốc cây đa
c. Thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.
Đề 4: Đọc thầm bài Chim rừng Tây Nguyên (TV2 tập 2 tr 42).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao?
a. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít.
b. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ.
c. Mặt nước hồ Y-rơ-pao chao mình rung động, trong xanh,xanh thêm, rộng ra mênh mông.
Câu 2: Quanh hồ nước Y-rơ-pao có những loài chim nào?
a. Chim sâu, chim vành khuyên và nhiều loài chim khác
b. Chim đại bàng, chim thiên nga, chim kơ púc và nhiều loại chim khác.
c. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ, chim chào mào.
Câu 3: Những từ ngữ “mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt”, “mỏ thanh mảnh”, “hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo” được dùng miêu tả loài chim nào?
a) Chim đại bàng
b) Chim kơ púc.
c) Chim sáo.
Đề 5: Đọc thầm bài Động vật “bế” con thế nào? (TV2 tập 2 tr 59).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Những con vật nào có cách tha con giống như cách tha mồi?
a. Mèo, hổ, báo, sư tử
b. Chó, heo, trâu, khỉ
c. Gấu, mèo, heo
Câu 2: Những con vật nào “cõng” hoặc “địu” con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng?
a. Chuột túi, gấu túi, thiên nga
b. Vịt, gà, ngan
c. Chó, mèo, gà
Câu 3: Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay “cõng” mà phải tự đi theo mẹ?
a. Thiên nga, mèo, gấu túi
b. Ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con
c. Mèo con, gấu con, thiên nga
Đề 6: Đọc thầm bài Mùa nước nổi (TV2 tập 2 tr 92).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?
a. Vùng đồng bằng sông Hồng
b. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
c. Vùng đồng bằng sông Hương
Câu 2: Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi?
a. Vì nước dâng lên hiền hòa.
b. Vì nước lũ đổ về dữ dội.
c. Vì mưa dầm dề.
Câu 3: Trong câu: “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ” rằm tháng bảy là thời gian nào?
a. Ngày 1 tháng 7 âm lịch
b. Ngày 15 tháng 7 âm lịch
c. Ngày 30 tháng 7 âm lịch
Đề 7: Đọc thầm bài Rơm tháng mười (TV2 tập 2 tr 102 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Tác giả bài đọc viết về kỉ niệm gì?
a. Những con đường rơm.
b. Chiếc lều bằng rơm.
c. Những mùa gặt tuổi thơ.
Câu 2: Câu văn tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười?
a. Nhớ cái nắng hanh tháng Mười trong như hổ phách.
b. Những con đường làng đầy rơm vàng óng.
c. Bầu trời xanh.
Câu 3: Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường sân, ngõ đầy rơm?
a. Nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất.
b. Ăn, ngủ cả đêm trên những con đường làng đầy rơm.
c. Trẻ con không thích chơi với rơm
Đề 8: Đọc thầm bài Con Rồng cháu Tiên (TV2 tập 2 tr 115 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1. Ở miền Lạc Việt có một vị thần tên là?
a. Lạc Long Quân
b. Thánh Gióng
c. Thạch Sanh
Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào?
a. Bà sinh ra một người con lớn nhanh như thổi.
b. Bà sinh ra hàng chục người con lơn nhanh như thổi.
c. Bà sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi.
Câu 3: Vị Vua đầu tiên lập ra nước ta là ai?
a. Hùng Vương
b. Lê Hoàn
c. Nguyễn Huệ
Câu 4: Theo truyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai?
a. Con cháu của Rồng Tiên.
b. Con cháu của vua.
c. Con cháu anh hùng.
Đề 9: Đọc thầm bài Người làm đồ chơi (TV2 tập 2 tr 126 ).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Bác Nhân làm nghề gì?
a. Làm đồ chơi
b. Buôn bán đồ chơi
c. Làm ruộng
Câu 2: Bác Nhân làm đồ chơi bằng gì?
a. Bằng bột màu
b. Bằng nhựa
c. Bằng đất sét
Câu 3: Vì sao bác Nhân đinh chuyển về quê?
a. Vì bác không thích ở thành phố.
b. Vì dạo này bác không bán được hàng.
c. Vì bác không thích làm đồ chơi bằng bột.
Câu 4: Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
a. Bạn xin tiền bố mẹ, mua hết đồ chơi của bác.
b. Bạn vận động các bạn nhỏ mua hết đồ chơi của bác.
c. Bạn đập lợn đất lấy tiền, nhờ các bạn mua đồ chơi của bác.
Đề 10: Đọc thầm bài Bóp náp quả cam (TV2 tập 2 tr 131).Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn.
Câu 1: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
a. Giả cầu hòa xâm chiếm nước ta.
b. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
c. Cho sứ giả làm nhiều điều ngang ngược.
Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua để nói gì?
a. Để xin vua cho đánh, vì cho giặc mượn đường là mất nước.
b. Để xin vua trừng trị sứ giả ngang ngược.
c. Để xin vua cho đi đánh giặc.
Câu 3: Chi tiết Quốc Toản vô tình Bóp náp quả cam nói lên điều gì?
a. Nói lên lòng căm giận quân giặc của Quốc Toản.
b. Nói lên Quốc Toản buồn không được gặp vua.
c. Nói lên Quốc Toản khỏe mạnh bóp nát được quả cam.
Câu 4: Qua câu chuyện em hiểu gì về Trần Quốc Toản?
a. Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước.
b. Trần Quốc Toản là một người anh hùng.
c. Trần Quốc Toản là một người lính quân đội.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 chọn lọc mới nhất 2022 – 2023
Đề thi học kỳ 2 môn tiếng việt lớp 2 chọn lọc mới nhất 2022 – 2023 như thế nào? Hãy cùng Lớp học Mật Ngữ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 2 chọn lọc mới nhất 2022 – 2023:
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.
2. Đọc hiểu:
Đọc thầm bài:
CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi. Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên. Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,… Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
(Theo Trần Hoài Dương)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ)
a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên. b. Chữ A đứng ở vị trí thứ hai. c. Chữ A đứng ở vị trí thứ ba. d. Chữ A đứng ở vị trí thứ tư.
2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
a. Chăm viết chữ cái b. Chăm đọc sách c. Chăm xếp các chữ cái. d. Chăm tìm chữ cái.
3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau: Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những…………………… (nẻo đường, trang sách, chặng đường, quyển vở)
4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước.
a. Chữ A b. Khai trường c. Vui sướng. d. Mơ ước.
II. KIỂM TRA VIẾT:
1. Viết chính tả: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)
2. Viết đoạn: Viết đoạn văn từ 3 – 4 câu tả đồ dùng học tập của em.
(Gợi ý: Em chọn tả đồ dùng học tập nào? Nó có đặc điểm gì? Nó giúp ích gì cho em trong học tập? Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?)
I. ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: 6 điểm.
Giáo viên cho học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và yêu cầu các em đọc 1-2 đoạn (giáo viên linh động vào độ dài của đoạn).
Bài: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.
2. Đọc hiểu: 4 điểm
1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ) (M1) Đáp án: a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.
2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? (1đ) (M2) Đáp án: b. Chăm đọc sách
3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau: (1đ) (M2) Đáp án: Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách
4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước. (1đ) (M3). Đáp án: c. Vui sướng
II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1. Viết chính tả: 6 điểm: Sự tích hoa tỷ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)
“Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền vẩy chiếc quạt thần. Kỳ lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn”.
HỌC SINH: Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, (4 điểm).
Kỹ năng viết đúng các từ ngữ khó, dấu thanh. Biết viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu: 2 điểm. (nếu sai 1 từ hoặc dấu thanh trừ 0.25 điểm)
2. Viết đoạn: 4 điểm. Viết đoạn văn từ 3 – 4 câu tả đồ dùng học tập của em.
Mẫu 1: Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cái bút chì đen mà mình rất quý nó. Chiếc bút chì của mình dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Chiếc bút chì của em có màu vàng. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Cuối thân bút được gắn một cục tẩy be bé rất tiện dụng. Em thường dùng bút chì để vẽ hình trước sau đó dùng bút màu để tô vào các hình em vừa vẽ. Có bút chì em vẽ được những bức tranh rất đẹp. Bút như là người bạn thân thiết của em vậy.
Mẫu 2: Chiếc bút mực là món quà mẹ tặng cho em nhân dịp đầu năm học mới. Nó có màu xanh da trời, in hình một con gấu. Vỏ bên ngoài của chiếc bút làm bằng nhựa. Nắp bút có hai cái tai gấu nhỏ xinh có thể mở ra đóng vào rất tiện. Ngòi của chiếc bút có hình tam giác. Ruột bút bên trong làm bằng cao su. Chiếc bút đã giúp cho em viết chữ đẹp hơn. Vì vậy mà em rất thích chiếc bút mực này.
I. Đọc hiểu:
Đánh cá đèn
Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi. Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như trận mưa tàn lửa… Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng no, lặc lè trên sóng.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Các đội thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá đèn vào lúc nào?
a- Lúc nắng chiều tỏa ánh vàng hoe
b- Lúc mặt trời vừa mới bứt đầu lặn
c- Lúc màn đêm vừa buông xuống
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ tả cá biển về rất nhiều khi đèn điện bật sáng trên các thuyền? (Đoạn 2)
a- Kéo về đen đặc; thuyền chở không hết cá
b- Cuốn vào nhau lúc nhúc; lặc lè trên sóng
c- Kéo về đen đặc; cuốn vào nhau lúc nhúc
3. Khi thuyền chở không hết cá, mọi người trên thuyền đã làm gì?
a- Đùn cá vào lưới thả trên biển để nuôi
b- Đùn cá vào lưới thả xuống nước kéo về
c- Đùn cá vào lưới đưa sang thuyền khác
4. Dòng nào gợi tả con thuyền chở nhiều cá?
a- Nổ máy ran ran
b- Trườn qua sóng lừng
c- Lặc lè trên sóng
II. Tiếng việt
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:
a) tr hoặc ch
– leo …èo/……..
– ….ống đỡ/……….
– hát ….èo/………
-…..ống trải/……..
b) ong hoặc ông tr……nom/………. tr……sáng/……..
c) rả hoặc rã tan……../………. kêu ra………/………..
2. Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau:
(1) Trên kính dưới nhường (2) Hẹp nhà rộng bụng (3) Việc nhỏ nghĩa lớn (4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may (5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
3. Đặt câu với mỗi từ chỉ nghề nghiệp:
a) nông dân:………………………………………………
b) công nhân:…………………………………………….
c) bác sỹ:…………………………………………………
4. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Bác Hồ sống rất………….nhưng rất có…………… Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy,…………………….chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối……….. và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập………………….Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để………………..với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện ………………với giá rét.
(Theo cuốn Đầu nguồn)
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 2 áp dụng theo Thông tư 27
Dưới đây là bài viết liên quan đến nội dung Ma trận đề thi học kì 2 lớp 2 áp dụng theo Thông tư 27 mà đội ngũ Lớp học Mật Ngữ biên soạn. Mời quý các em tham khảo để biết thêm thông tin hữu ích.
Mục lục bài viết
Ma trận đề thi là một thuật ngữ thông thường trong giáo dục. Thường thì một đề thi được cấu thành từ nhiều câu hỏi hoặc bài tập. Cấu trúc của một đề thi thường bao gồm:
+ Tiêu đề đề thi: Mô tả chung về nội dung của đề thi hoặc môn học.
+ Hướng dẫn: Chỉ dẫn về cách làm bài, thời gian làm bài, hoặc bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào.
+ Các câu hỏi hoặc bài tập: Đây là nội dung chính của đề thi, gồm nhiều câu hỏi hoặc bài tập đối với từng phần hoặc chủ đề khác nhau.
+ Điểm số: Mỗi câu hỏi hoặc bài tập thường được gán điểm số, và một số đề thi có thể có các quy tắc riêng về việc tính điểm.
+ Khung thời gian: Thời gian tối đa cho việc hoàn thành đề thi.
+ Bản in và hướng dẫn thêm: Thông tin về việc in đề thi và bất kỳ hướng dẫn hoặc lưu ý bổ sung nào.
+ Thông tin thí sinh: Một số đề thi có phần để điền thông tin cá nhân như tên, lớp học, và ngày làm bài.
1. Ma trận đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán áp dụng theo Thông tư 27
Mẫu 1
Mạch kiến thức | Số câu Số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Số và phép tính | Số câu | 3 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | |
Số điểm | 3 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | ||
2. Hình học và đo lường | Số câu | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | |||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | ||||
3. Một số yếu tố thống kê và xác suất | Số câu | 1 | 1 | ||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Tổng số câu | 5 | 3 | 2 | 6 | 4 | ||||
Tổng số điểm | 5 | 3 | 2 | 6 | 4 | ||||
Tỉ lệ % | 50% | 30% | 20% | 60% | 40% |
Mẫu 2
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Số học | – Thực hiện được phép cộng, phép trừ (có nhớ, không quá một lượt) trong phạm vi 1000 – Thực hiện được tính nhân, chia trong bảng nhân 2, 5 – Giải bài toán có lời văn
| Số câu | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | |||
Câu số | 1, 3 | 7 | 8 | 1, 3 | 7, 8 | ||||||
Số điểm | 1,5 | 1 | 1,5 | 1,5 | 2,5 | ||||||
2 | Đại lượng và đo đại lượng | – Nhận biết được đơn vị đo độ dài. – Biết liên hệ thực tế khi xem giờ. – Tính được độ dài đường gấp khúc | Số câu | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | |||
Câu số | 2 | 4 | 6 | 2, 6 | 4 | ||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | ||||||
3 | Yếu tố hình học | – Đếm được số hình khối trụ, cầu, lập phương, hộp chữ nhật | Số câu | 1 | 1 | ||||||
Câu số | 5 | 5 | |||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||||
4 | Yếu tố xác suất, thống kê | – Biết kiểm đếm số liệu, biểu đồ tranh và lựa chọn khả năng (chắc chắn, có thể, không thể) | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||
Câu số | 9 | 10 | 9 | 10 | |||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||
Tổng số câu | 3 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1 | |||||
Tổng | 4 | 4 | 2 |
Mẫu 3
Năng lực, phẩm chất | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Số học – Đại lượng – Giải toán có lời văn | Số câu | 4 | 1 | 1 | 2 | 5 | 3 | ||
Câu số | 1a, c, d ; 2 | 4 | 1b | 3,5 | |||||
Số điểm | 2 | 2 | 0,5 | 2 | 2,5 | 4 | |||
Yếu tố hình học | Số câu | 1 | 2 | 1 | 2 | ||||
Câu số | 7b | 7a, c | |||||||
Số điểm | 0,5 | 1 | 0,5 | 1 | |||||
Yếu tố thống kê, xác suất | Số câu | 1 | 1 | 2 | 1 | 3 | |||
Câu số | 6a | 6b | 6c; 8 | ||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 0,5 | 1,5 | ||||
Tổng | Số câu | 6 | 1 | 1 | 3 | 4 | 7 | 8 | |
Số điểm | 3 | 2 | 0,5 | 2,5 | 2 | 3,5 | 6,5 |
2. Ma trận đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt áp dụng theo Thông tư 27
Mẫu 1:
TT | Kiến thức | Năng lực, phẩm chất | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
– Đọc thành tiếng văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện | ||||||||||
1 | Kiến thức Tiếng Việt đọc | – Đọc thầm văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện có trả lời câu hỏi theo các yêu cầu. – Phân biệt được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, sự vật, đặc điểm. | Số câu | 4 | 1 | 1 | 6 | |||
Câu số | Bài 1: 1, 2 Bài 2, Bài 3 | Bài 1: 3 | Bài 1: 4 | |||||||
Số điểm | 2,5 | 0,5 | 0,5 | 3,5 | ||||||
2 | Kiến thức Tiếng Việt viết | Viết đoạn chính tả, đoạn văn | ||||||||
– Phân biệt các bộ phận trả lời câu hỏi (Ai? Là gì? Khi nào? Vì sao? Để làm gì?) – Dấu câu – Phân biệt chính tả | Số câu | 1 | 2 | 1 | 4 | |||||
Câu số | Bài 6 | Bài 4, Bài 5 | Bài 7 | |||||||
Số điểm | 0,5 | 1 | 1 | 2,5 |
Mẫu 2
TT | Kiến thức | Năng lực, phẩm chất | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
1 | Kiến thức tiếng Việt đọc | – Đọc thành tiếng văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện | ||||||||
– Đọc thầm văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện có trả lời câu hỏi theo các yêu cầu. – Phân biệt được các từ chỉ hoạt động | Số câu | 4 | 1 | 1 | 6 | |||||
Câu số | Bài 1 (1, 2, 3), Bài 2 | Bài 1 (4) | Bài 1 (5) | |||||||
Số điểm | 2 | 0,5 | 0,5 | 3 | ||||||
2 | Kiến thức tiếng Việt | – Viết đoạn chính, đoạn văn | ||||||||
– Đặt câu hỏi cho bộ phận trong câu – Viết câu khen ngợi – Các kiểu câu – Các dấu câu – Phân biệt chính tả | Số câu | 1 | 2 | 1 | 4 | |||||
Câu số | Bài 5 | Bài 3, Bài 4 | Bài 6 | |||||||
Số điểm | 0,5 | 1,5 | 1 | 3 |
Mẫu 3
Nội dung đánh giá | Yêu cầu cần đạt | Số câu | Mức 1 50% | Mức 2 30% | Mức 3 20% | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu văn bản | 1, 2, 3, 4 | 2 | 2 | |||||||
Xác định từ chỉ sự vật | 8 | 1 | 1 | |||||||
Liên hệ đơn giản chi tiết trong bài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống | 7 | 1 | 1 | |||||||
Tổng | Số câu | 4 | 1 | 1 | 4 | 2 | ||||
Số điểm | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | |||||
Nối câu theo mẫu câu cho phù hợp | 6 | 0.5 | 0.5 | |||||||
Đặt đúng dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm vào chỗ trống | 5 | 0.5 | 0.5 | |||||||
Biết đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu: để làm gì? | 9 | 1 | 1 | |||||||
Tổng | Số câu | 2 | 1 | 2 | 1 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1 | 1,0 | 1,0 | ||||||
Tổng | Số câu | 6 | 2 | 1 | 6 | 3 | ||||
Số điểm | 3,0 | 2,0 | 1,0 | 3,0 | 3,0 |
3. Ma trận đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Anh áp dụng theo Thông tư 27
Kỹ năng | Nhiệm vụ đánh giá/ kiến thức cần đánh giá | Mức/ Điểm | Tổng số câu, số điểm, tỷ lệ % | |||
Nghe | M1 | M2 | M3 | M4 | 8 câu 3 điểm 30% | |
Listen and tick Bridge/ clouds/ chicken/ cherries | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | ||
Listen and match Plums/ train/ mouth/ skating | 2 0,5 | 2 0,5 | ||||
Đọc | Look and read Plants, mother, cloud, clothes shop | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | 12 câu 3 điểm 30% |
Read and match Family, shoes, skirt, clown | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | ||||
Read and circle Truck, skating, branches, cheese | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | ||||
Viết | Reorder the letters clock, brush, blanhket, chocolate | 1 0,25 đ | 2 0,5 đ | 1 0,25 đ | 8 câu 2 điểm 30% | |
Look and write Tray, trolley, grandmother | 2 0,5 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | |||
Nói | Get to know each other The examiner asks 2 questions below: 1. What’s your name? 2. How are you today? | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | 4 câu 2 điểm 10% | ||
Describing picture (two of following questions) 3. What’s this? 4. Who’s that? 5. Can you see ………….? 6. Where’s the …………..? | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | ||||
Tổng | 3 – 11% | 13 – 40% | 12 – 37% | 4 – 12% | 32 câu – 10 điểm / 100% |
Mẫu 2
Kỹ năng | Nhiệm vụ đánh giá/ kiến thức cần đánh giá | Mức/ Điểm | Tổng số câu, số điểm, tỷ lệ % | |||
M1 | M2 | M3 | M4 | 8 3 30% | ||
Nghe | Listen and tick Peach/ tree/ bee/ sweets | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | |
Listen and match Coat/ balloon/ boat/ dancer | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | ||||
Đọc | Look and read Teacher/ driver/ house/ bread | 1 0,25 đ | 1 0,5 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | 12 câu 3 điểm 30% |
Read and match Slide/ five/ gloves/ ice-cream | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | ||||
Read and circle Tea/ sheep/ mother/ sweater | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | ||||
Viết | Reorder the letters Baker/ mouse/ coach/ bee | 1 0,25 đ | 2 0,5 đ | 1 0,25 đ | 8 câu 2 điểm 30% | |
Look and write Honey/ scooter/ grandmother/ blouse | 2 0,5 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | |||
Nói | Get to know each other; – The examiner asks 2 questions below: 1. What’s your name? 2. How are you today? | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | 4 câu 2 điểm 10% | ||
Describing picture (two of following questions) 1. What’s this? 2. Who’s that? 3. Can you see ………….? 4. Where’s the …………..? | 1 0,5 đ | 1 0,5 đ | ||||
Tổng | 3 – 11% | 13 – 40% | 12 – 37% | 4 – 12% | 32 câu – 10 điểm – 100% |
=> Các em có thể tham khảo thêm bài viết Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 sách Cánh Diều có đáp án chi tiết
Đề thi học kì 2 lớp 2 sách Cánh Diều các môn năm học 2023 – 2024
Dưới đây là Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 sách Cánh Diều các môn học năm 2023 – 2024 do chúng tôi tổng hợp được.
Mục lục bài viết
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 2 MÔN TOÁN SÁCH CÁNH DIỀU
ĐỀ THI SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số gồm 7 trăm và 6 đơn vị viết là:
A. 76
B. 760
C. 706
D. 670
Câu 2: “…cm = 6m”. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 6
B. 60
C. 600
D. 16
Câu 3: Kết quả của phép tính 528km – 147km là:
A. 381km
B. 381
C. 481km
D. 481
Câu 4: Tháng Một có 31 ngày. Hôm nay là thứ năm, ngày 27 tháng Một. Sinh nhật Hoa là ngày 3 tháng 2. Vậy sinh nhật Hoa là thứ mấy?
A. Thứ tư
B. Thứ năm
C. Thứ sáu
D. Thứ bảy
Câu 5: Có 7 bạn đứng cách đều nhau xếp thành một hàng dọc. Hai bạn đứng liền nhau cách nhau 2m. Bạn đứng đầu cách bạn đứng cuối là:
A. 9m
B. 5m
C. 14m
D. 12m
II. Phần tự luận
Bài 1: Đặt tính rồi tính
648 – 82
225 + 6
564 – 182
617 + 191
Bài 2: Tính
571 + 135 – 305 =
628 – 318 + 37 =
Bài 3: Có 2 giỏ cam, một giỏ có 7 quả cam và một giỏ có 8 quả cam, viết phép nhân hoặc phép chia thích hợp:
Xếp đều số cam từ 2 rổ vào các đĩa. Vậy mỗi đĩa có bao nhiêu quả cam?
Bài 4: Viết phép tính và kết quả thích hợp vào chỗ trống:
Khoảng cách từ A đến B là 5 m
Khoảng cách từ B đến C là 5 m
Khoảng cách từ C đến D là 5 m
Khoảng cách từ D đến E là 5 m
Độ dài của đường gấp khúc ABCDE là: ……….
Bài 5: Xe của bác Huy chở 125kg gạo. Xe của chú Tài chở nặng hơn xe của bác Huy 25kg gạo. Hỏi xe của chú Tài chở bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
Bài giải
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 2 MÔN TOÁN SÁCH CÁNH DIỀU
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | C | A | B | C |
II. Phần tự luận
Bài 1:
648 – 82 = 566
225 + 6 = 231
564 – 182 = 382
617 + 191 + 808
Bài 2:
571 + 135 – 305 = 401
628 – 381 + 37 = 284
Bài 3:
15 : 3 = 5 quả cam
Bài 4:
AB + BC + CD + CE = 5m + 5m + 5m + 5m = 20m
Bài 5:
Bài giải:
Xe của chú Tài chở được số ki – lô – gam gạo là:
125 + 25 = 150 (kg)
Đáp số: 150 kg
I. Phần trắc nhiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | A | A | C | Tám trăm bảy mươi lăm -> 875 Năm trăm bảy mươi tám -> 578 Bốn trăm linh một -> 401 Bốn trăm -> 400 |
II. Phần tự luận
Câu 7:
56 + 28 = 84
362 + 245 = 607
71 – 36 = 35
206 – 123 = 83
Câu 8:
7 + 6 = 13 – 8 = 5 x 4 = 20 : 2 = 10
Câu 9:
Bốn chuồng thỏ có: 5 x 4 = 20 con
Câu 10:
a) Số con bướm nhiều nhất và số con chim ít nhất
b) Con bướm nhiều hơn con chim 2 con
Con chim ít hơn con ong 1 con
ĐỀ THI SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Số điền vào chỗ chấm là: 1 giờ = ……… phút (M1 – 0,5đ)
A. 12
B. 20
C. 30
D. 60
Câu 2: Chiều dài của cái bàn khoảng 15………. Tên đơn vị cần điền vào chỗ chấm là: (M2 – 0,5 điểm)
A. cm
B. km
C. dm
D. m
Câu 3: Đúng điền D, sai điền S: Số liền trước số 342 là: (M1 – 0,5 điểm)
… A. 341
…B. 343
Câu 4: Hãy khoanh vào trước chữ cái đáp án mà em cho là đúng
Giá trị của chữ số 8 trong 287 là: (M1 – 0,5 điểm)
A. 800
B. 8
C. 80
D. 87
Câu 5: Nối mỗi số với cách đọc của số đó: (M1 – 0,5 điểm)
Tám trăm bảy mươi lăm | 400 |
Năm trăm bảy mươi lăm | 401 |
Bốn trăm linh một | 875 |
Bốn trăm | 578 |
II. Tự luận:
Câu 7: Đặt tính rồi tính (M2 – điểm)
56 + 28
362 + 245
71 – 36
206 – 123
Câu 8: Số? (M2 – 1 điểm)
7 + 6 = …. – 8 = …. x 4 = …. : 2 = …..
Câu 9: Mỗi chuồng thỏ có 5 con thỏ. Hỏi 4 chuồng như thế có bao nhiêu con thỏ? (M2 – 2 điểm)
Câu 10: Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:
Có 5 con chim, 7 con bướm và 6 con ong.
a) Số con ……………………. nhiều nhất? Số con ………………….. ít nhất? (M2 – 0,5 điểm)
b) (M3 – 0,5 điểm)
Con bướm nhiều hơn con chim ……… con
Con chim ít hơn con ong ….. con
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 2 MÔN TIẾNG VIỆT SÁCH CÁNH DIỀU
ĐỀ TIẾNG VIỆT SỐ 1
A. Đọc
AI CHO TRÁI NGỌT
Một cô bé đang dạo chơi trong vườn. Thấy mấy quả dâu chín mọng, cô bé hái ăn ngon lành và nói: “Cảm ơn cây dâu tây nhé, bạn đã cho tôi mấy quả chín ngọt tuyệt!”. “Sao bạn không cảm ơn chúng tôi?” – Một giọng nói khe khẽ cất lên. “Ôi! Ai đấy?” – Cô bé hoảng sợ. “Tôi là Nước, hàng ngày tôi tưới nước để dâu lớn lên tươi tốt”. Đất tiếp tục: “Còn tôi là Đất, tôi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây dâu để dâu cho quả.” Rồi giọng ai đó ấm áp: ” Cô bé ơi, cô còn quên cảm ơn tôi nữa. Tôi là Mặt Trời. Tôi sưởi ấm cho cây dâu để cho quả chín mọng”. “Cảm ơn tất cả các bạn đã cho tôi những trái dâu ngon tuyệt!” – Cô bé vui vẻ nói rồi chạy về nhà. Còn Nước, Đất và Mặt Trời lại tiếp tục công việc của mình để mang đến cho mọi người những trái cây chín ngọt.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Ai đã cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dâu?
A. Mặt Trời
B. Nước
C. Đất
2. Mặt Trời đã làm gì để giúp cây dâu ra trái ngọt?
A. Mặt Trời gọi chị Gió tới quạt mát cho cây dâu
B. Mặt Trời chiếu những tia nắng sưởi ấm cho cây dâu
C. Mặt Trời làm trái dâu nóng quá phải chui ra ngoài
3. Trong câu chuyện, những ai đã giúp cây dâu mọc ra trái ngọt?
A. Nước, Đất, Mặt Trời
B. Nước, Đất, Mặt Trời, Gió
C. Nước, Đất, Mặt Trời, Ong, Bướm
4. Câu chuyện trên cho em biết thêm điều gì?
5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, cà phê,… gọi là cây……
b. Cây dùng làm thuốc chữa bệnh như ngải cứu, bạc hà, quế, hồi, cam thảo,… gọi là cây ……………………………………..
c. Cây được uốn, tỉa, trang trí, làm cảnh như vạn tuế, mai tứ quý,…. gọi là cây ………….
6. Điền các từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống:
Hôm nay học về cây
Bài cô giảng thật hay
…………… như hút nhựa đất
Như ………….. hằng ngày ……
………………………….. là lá phổi
Cũng hít vào ………………………
…………………….. thường vẫy gọi
Như tay người chúng ta.
(lá cây, rễ cây, thở ra, cành cây, cơm ăn)
B. Viết
I. Chính tả:
Cô tập em viết
Như bàn tay của mẹ
Dịu dàng cầm tay em
Chữ hiện trên dòng kẻ
Nét xuống rồi nét lên
Như bàn tay của mẹ
Truyền hơi ấm cho con
Nắn nót từng chữ một
Mỗi ngày càng đẹp hơn
Làm sao mà em quên
Phút ban đầu tập viết
Sẽ theo em mải miết
Suốt hành trình tương lai.
Nguyễn Lãm Thắng
II. Viết về hoạt động chăm sóc bảo vệ loài chim
ĐỀ TIẾNG VIỆT SỐ 2
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:
I. Đọc thầm văn bản sau:
HƯƠU CAO CỔ
1. Không con vật nào trên Trái Đất thời ngay có thể sánh bằng với hươu cao cổ về chiều cao. Chú hươu cao nhất cao tới gần ….. 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được vào cửa bằng cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.
2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.
3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cao cổ sống hòa bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,…
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc lam theo yêu cầu:
Câu 1. Hươu cao cổ cao như thế nào?
A. Rất cao
B. Cao bằng ngôi nhà
C. Cao bằng 16m
D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà
Câu 2. Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào?
A. Sống theo đàn
B. Luôn tranh chấp với các loài vật khác
C. Sống một mình
D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào.
Câu 3. Trong bài, tác giả có nhắc tới hươu cao cổ sống hòa bình với nhiều loài vật nào?
A. Tất cả các loài động vật ăn cỏ, ăn thịt
B. Chỉ sống hòa bình với hổ, cáo
C. Hươu cao cổ sống hòa bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,…
D. Hươu cao cổ sống hòa bình với nhiều loài chim, ngựa, bò tót
Câu 4. Em muốn trở thành một người nông dân không? Vì sao?
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển | xe máy | Trời tủ lạnh |
túi ni- lông | rừng | dòng sông |
Câu 6. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm
b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội
c) Ven hồ, những con chim kơ – púc hót lên lanh lảnh.
Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:
Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 8. Trong bài “HƯƠU CAO CỔ” có sử dụng câu hỏi hay không? Vì sao?
II. Phần viết
1. Chính tả:
Con sóc
Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổ và hai mắt tinh anh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy.
Theo Ngô Quân Miện
Bài tập chính tả
a. Điền vần
Điền vần at hoặc vần ac và thêm dấu thanh phù hợp:
thơm ng………
bãi r…….
cồn c……..
lười nh……..
b. Điền âm x hay s
xuất …ắc
…ung quanh
2. Tập làm văn
Kể lại một lần em được đi chơi ở một nơi có cảnh đẹp.
Đoạn văn về ngày đầu tiên đi học chọn lọc hay nhất
Ngày đầu tiên đi học của bạn có cảm xúc như thế nào? hồi hộp, lo lắng hay vui vẻ? Cùng Lớp học Mật Ngữ tham khảo một số mẫu văn kể về ngày đầu tiên đi học trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh có viết: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang buổi tựu trường”. Chắc hẳn kí ức về ngày đầu tiên đi học sẽ mãi là kỉ niệm đẹp của mỗi người. Ngày đầu tiên đi học chính là dấu mốc quan trọng của mỗi con người, đó là lần đầu tiên ta bước chân vào một thế giới đặc biệt, đầy sự thú vị.
1. Dàn ý đoạn văn kể về ngày đầu tiên đi học
A. Mở đoạn: Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học
B. Thân đoạn:
* Cảm xúc ngày trước khi đi học: háo hức, lo lắng, hồi hộp
* Miêu tả khái quát buổi đầu đi học:
+ Không gian: thời tiết, quang cảnh ngày đi học đầu tiên
+ Ai là người đưa mình tới trường
+ Khung cảnh trên đường tới trường: con đường làng, tiếng chim hót
+ Khung cảnh khi tới trường: Vui vẻ, đông đúc, ngôi trường rất đẹp
+ Khung cảnh trong lớp: cả lớp yên lặng, ngồi theo vị trí, cô giáo bước vào lớp, giọng nói của cô
* Cảm xúc của bản thân về buổi đầu tới lớp: hồi hộp, lo lắng nhưng chính sự nhẹ nhàng của cô giáo đã giúp tự tin, mạnh dạn hơn
C. Kết đoạn: khái quát lại cảm xúc của bản thân ngày đầu tới lớp.
2. Kể về ngày đầu tiên đi học (Mẫu 1)
Với mỗi chúng ta, ai cũng có những cảm xúc, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Đó là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong cuộc đời mỗi con người. Với em đó là một ngày thật đáng nhớ, đánh dấu sự trưởng thành, có rất nhiều cảm xúc, vui, hồi hộp vì sắp bước vào một thế giới mới, gặp gỡ những con người mới. Em còn nhớ buổi sáng hôm đó là buổi sáng mùa thu, trời se lạnh. Mẹ gọi em dậy thật sớm để chuẩn bị. Sau khi vệ sinh cá nhân xong, em vào thay bộ quần áo đồng phục đã được mẹ là phẳng phiu từ tối hôm trước. Chuẩn bị xong, mẹ chở em trên chiếc xe đạp, băng qua con đường làng tới trường. Những cảnh vật hôm quen thuộc nhưng hôm nay thật lạ lẫm. Chẳng mấy chốc xe dừng lại ở cổng trường tiểu học, mẹ dắt em vào lớp. Em có chút run, hồi hộp vì trường lớn và đông người quá. Nhưng khi nhìn thấy nụ cười đầy hiền dịu của cô giáo chủ nhiệm, mọi lo lắng trong em đều tan biến. Cô dắt tay em vào lớp và sắp xếp chỗ ngồi cho em. Những kỉ niệm về ngày đầu tiên tới lớp đối với em thật đẹp, em sẽ mãi ghi nhớ khoảnh khắc ấy.
3. Kể về ngày đầu tiên đi học (Mẫu 2)
Vào một ngày giữa tháng tám, em chính thức trở thành học sinh lớp một, đó là ngày mà em không bao giờ quên. Trước ngày đi học, em thao thức, háo hức không ngủ được. Sáng hôm sau em dậy thật sớm để chuẩn bị. Ngắm nhìn bản thân trong gương với bộ đồng phục áo trắng quần đen, em thấy bản thân mình đã lớn. Em đeo chiếc cặp màu hồng xinh xắn, ngồi lên chiếc xe máy của bố. Bố chở em đến trường khai giảng. Tâm trạng em rất bồi hồi xen lẫn chút háo hức, tò mò. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra trong đầu em. Con đường đến trường sao hôm nay ngắn quá, chẳng mấy chốc đã nhìn thấy ngôi trường em theo học với mái ngói đỏ tươi đang thấp thoáng từ xa. Bố chở em tới cổng dặn dò em rồi ra về. Một mình em đứng giữa cánh cổng trường rộng lớn, phía bên trong có rất nhiều người, tâm trạng em rất lo lắng, em rơm rớm nước mắt không dám bước vào. Bỗng từ phía sau một giọng nói nhẹ nhàng cất lên: “Em là học sinh mới phải không? Sao đến trường rồi không vào? Em là học sinh lớp nào?”. Em quay lại nhìn, đó là hình ảnh một cô giáo với chiếc áo dài màu tím, mái tóc ngắn ngang vai được buộc gọn gàng, trên môi cô đang nở một nụ cười hiền dịu. Khi ấy mọi lo lắng trong em đều tan biến. Hoá ra đó là cô giáo chủ nhiệm của em. Cô dắt em vào hàng của lớp để tập trung, sau đó đưa chúng em về lớp để sắp xếp chỗ ngồi. Buổi đầu tiên đi học của em là như vậy, đó chính là những kỉ niệm ấm áp em không thể nào quên.
4. Kể về kỉ niệm lần đầu tiên đi học (Mẫu 3)
Hiện tại em đã là một học sinh lớp lớn, nhưng những kí ức về ngày đầu tiên đi học vẫn còn hiện hữu trong tâm trí em như vừa mới đây. Em còn nhớ hôm đó là một hôm trời rất đẹp, có nhiều nắng, những cơn gió nhẹ nhàng thổi có chút se lạnh. Em dậy thật sớm để chuẩn bị, sắp xếp sách vở, thay quần áo để chuẩn bị đi khai giảng. Mẹ chở em trên chiếc xe đạp cũ, để đến trường. Con đường làng với những khung cảnh quen thuộc sao hôm nay đẹp quá. Em đang miên man suy nghĩ bỗng mẹ nói: “Tới trường rồi, con xuống đi, vào lớp nhớ nghe lời cô giáo nhé”. Trong sân trường có rất nhiều các anh chị mặc đồng phục, trên cổ đeo những chiếc khăn quàng đỏ trông thật đẹp. Ai ai cũng đang vui vẻ nói cười. Em bước vào lớp với tâm trạng hồi hộp, lo lắng. Một lúc sau cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, làm nổi bật hơn dáng người dong dỏng của cô. Giọng nói của cô rất dịu dàng và ấm áp. Cô nói: “Cô chào cả lớp, cô tên là… cô sẽ là chủ nhiệm của lớp chúng ta, cô hy vọng cả lớp mình sẽ cố gắng chăm chỉ học hành nhé”. Nhờ sự dịu dàng của cô mà em đỡ lo lắng, hồi hộp hơn, có thể tự tin nói chuyện với các bạn xung quanh. Những kỉ niệm đẹp về ngày đầu tiên tới lớp là những kỉ niệm em không bao giờ quên.
5. Kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (mẫu 4)
“Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương”
Mỗi khi nghe những giai điệu của bài hát “Ngày đầu tiên đi học” lòng em lại bồi hồi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu tới lớp. Ngày đầu tiên đi học của em đó là ngày rất đẹp, trời mùa thu trong xanh, nắng vàng ươm, từng cơn gió thổi nhè nhẹ, đâu đó vọng lại tiếng chim hót líu lo. Em dậy thật sớm để vệ sinh cá nhân và thay bộ đồng phục mới, trắng tinh, thơm mùi bột giặt. Ông nội chậm rãi dắt tay em tới trường. Khi tới cổng trường, em thấy sự chào đón, nồng nhiệt của thầy cô và các anh chị lớp lớn khiến những lo lắng của em trên đường như biến mất. Xung quanh em là một khung cảnh thật đẹp. Có rất nhiều bạn giống như em, đang bẽn lẽn đứng sau dáng mẹ, dáng bà, còn những anh chị lớp trên đang vui đùa trên sân trường. Dắt em vào tới cửa lớp, ông em chỉnh lại trang phụ và dặn dò em nhiều thứ, nhưng em chẳng nhớ hết bởi vì em còn đang suy nghĩ, lo lắng về buổi học đầu tiên. Bỗng tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, ông dặn dò em rồi ra về, nhìn dáng ông ra về, em thấy càng bồn chồn, lo lắng. Em bước vào lớp và ngồi theo sự phân công của cô giáo. Bài học đầu tiên là bài học đánh vần chữ cái. Chúng em say sưa lắng nghe cô giảng bài, giọng cô ấm áp, nhẹ nhàng khiến những cảm giác lo âu trong chúng em tan biến. Ngày đầu tiên đi học của em là vậy đó, tuy còn rất nhiều hồi hộp, lo lắng nhưng đó là những kỉ niệm em không bao giờ quên.
Trên đây là đoạn văn kể về ngày đầu tiên đi học Lớp học Mật Ngữ muốn gửi tới các em. Hy vọng đó là những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn học tốt.
Viết một đoạn văn kể về buổi đầu tiên em đi học: 04 Mẫu hay nhất
Buổi đầu tiên đi học luôn là kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người. Sau đây hãy cùng Lớp học Mật Ngữ tham khảo một số đoạn văn kể về ngày đi học đầu tiên nhé!
Mục lục bài viết
1. Đoạn văn kể về buổi đầu tiên em đi học (Mẫu số 1)
Tôi năm nay mười bốn tuổi, trải qua rất nhiều kì thi, gặp rất nhiều bạn, học rất nhiều thầy cô giáo và tôi được tham dự bảy lần khai giảng. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm không bao giờ tôi quên.
Tôi đã suýt được học mẫu giáo nếu lần ấy tôi không khóc và ôm mẹ khư khư, nên buổi đầu tiên vào lớp một là một ngày rất trọng đại đối với tôi và gia đình tôi. Mẹ sợ rằng tôi sẽ khóc và đòi về. Mẹ cũng sợ rằng tôi phải tạm dừng việc học sang năm sau, khi tôi đã đủ lớn để mẹ không còn cảm thấy sợ và lo nữa. Từ mấy tuần trước, gia đình tôi đã nhộn nhịp hẳn lên. Bố mẹ mua cho tôi bao nhiêu thứ lạ: bút chì, thước kẻ, cặp sách, vở và rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không nhớ rõ. Tôi có rất nhiều váy áo nhưng lần này mẹ vẫn đi mua cho tôi một bộ đồ khác: áo trắng váy đỏ. Mẹ nói với tôi đó là “đồng phục”. Tôi được bố mẹ kể nhiều về trường lớp và tôi cũng lấy làm thích thú lắm về cái trò “tập viết”. Tôi có nhiều ước mơ. Tôi thích làm lớp trưởng, muốn có nhiều bạn, muốn học thật giỏi. Tối hôm đó, tôi nghĩ rất nhiều và mong cho đến ngày mai, ngày đầu tiên đi học. Sáng hôm sau, trời sẽ trong xanh, mát dịu, tôi sẽ cùng mẹ đi đến trường. Ôi! Thích quá!
Đúng như tôi dự đoán, sáng thu ấy, một buổi sáng thật đẹp, trời rất cao và mây cũng rất xanh như tôi mong muốn. Ngồi sau mẹ, tôi hút sữa chùn chụt, nhìn ngắm con đường lạ. Tôi chưa đi con đường này bao giờ. Con đường rất đẹp, hai bên cây xanh rì rào như chào đón tôi. Mẹ hỏi tôi rất nhiều nhưng chung quy điều mẹ lo lắng nhất là sợ tôi khóc, đòi về. Sau khi tôi đã uống hết hai hộp sữa thì mẹ đi xe chậm lại và nói: “Đến rồi! Trường của con đấy! Trường Nam Thành Công”.
Tôi giật mình, rồi tò mò tự hỏi sao trường to thế? Sao nhiều người thế? Tôi chợt thấy lo. Mẹ gửi xe rồi nắm tay tôi dắt vào cánh cổng trường to ơi là to! Nếu có ai bảo tôi diễn tả sự to lớn của nó thì tôi chỉ có thể nói: “Nó to đến mức tôi tự hỏi mình có thể đi qua được không?” Vì tôi nghĩ cổng to chỉ dành cho người to béo mà thôi! Giữa một biển người tôi thấy mình thật nhỏ bé, nếu không có mẹ chắc tôi bị họ đè bẹp mất. Mẹ dẫn tôi đi lòng vòng một lúc rồi dừng lại ở một dãy những bạn học sinh khác. Mẹ tôi nói: “Lớp con đấy, bước vào đi con”. Tôi thấy sợ, níu lấy tay mẹ, tôi ước mẹ học cùng tôi mặc dù mẹ có to hơn tôi và các bạn một chút.
Trên loa là tiếng của cô hiệu trưởng trường tôi. Tôi không nghe thấy gì vì lúc đó tôi giật nảy mình khi thấy mẹ lại dắt tôi đi. Tôi tự hỏi: “Mẹ dắt tôi đi đâu?”. Tôi đứng trước cửa của một căn phòng rất to, có nhiều bộ bàn ghế rất đẹp, nhìn thật sáng sủa sạch sẽ. Xung quanh tôi có rất nhiều bạn, người thì nắm tay mẹ, người thì ôm chân bố, có bạn còn bắt cả bà bế. Cái phòng mà tôi đứng đó là lớp 1D. Từ căn phòng có một người lạ bước ra. Cô ấy còn trẻ và nom rất đẹp. Cô mặc bộ áo dài màu hồng phấn. Cô cười rất tươi, ngồi xuống hỏi thăm từng bạn. Cô hỏi đến tôi, tôi hơi sợ vì mẹ tôi từng dặn: “Ai hỏi nhiều là mẹ mìn đấy! Họ hỏi để biết con ở đâu rồi đến tối bắt đi. Nên ai hỏi con thì con đừng trả lời nhé!”. Nhưng tôi thấy cô dịu hiền quá thành ra khi cô hỏi gì tôi trả lời hết, cả việc tôi tưởng cô là mẹ mìn. Cô cười và xoa đầu tôi. Tôi lại cười và nhìn mẹ, mẹ tôi cười thật xinh, gương mặt mẹ không còn lo âu mà rạng rỡ vô cùng. Tôi thiết nghĩ: “Đi học à? Đâu có gì đáng sợ!”
Rồi cô giáo đọc tên từng bạn, nghe đọc đến tên có một bạn khóc nấc lên. Và người lớn phải đẩy vào lớp. Các bạn sợ, tôi hiểu tại sao, vì mọi thứ mới lạ quá. Nhưng tôi không khóc, mẹ tôi cũng không phải đẩy hay ấn, tôi tự đi. Tôi chẳng thấy lo ngại, tôi thấy mọi sự đều tốt đẹp: “Trời đẹp, phòng đẹp, cô giáo đẹp và mẹ tôi cũng đẹp”. Tôi không muốn những cái đẹp ấy bị nước mắt làm xấu đi. Và mẹ cũng đã dặn trước sẽ phải làm gì khi đến trường, mẹ sẽ phải xa tôi. Nhưng rồi tôi lại thấy sợ, không hiểu là sợ gì nữa nên tôi tự bước vào lớp khi cô đọc tên. Tôi ngoái lại nhìn mẹ, tạm biệt mẹ và tạm biệt cả tuổi ấu thơ. Cái tuổi thơ đầy ắp trò chơi. Tôi nhìn bạn bên cạnh, nó cũng không rơi một giọt nước mắt, mặt tươi cười hớn hở. Tôi thầm nghĩ cậu ấy thật can đảm. Tôi quay ra cửa sổ, nhìn mẹ, mẹ cười, tôi cũng cười. “Đi học à! Bình thường thôi đâu có gì đáng sợ!”. Ngoài trời nắng nhảy nhót như cũng đang “đi học”.
Ngày đầu tiên đi học của tôi đấy! Thật là đặc biệt phải không. Tôi cũng không hiểu vì sao lúc ấy tôi không khóc nhưng tôi chỉ biết hôm đó mẹ tôi rất vui. Tôi hãnh diện vì làm cho mẹ vui. Tôi đã bước vào lớp một bằng một nụ cười thật rạng rỡ và hạnh phúc.
2. Đoạn văn kể về buổi đầu tiên em đi học (Mẫu 2)
Thời gian trôi qua thật mau. Mới ngày nào em bỡ ngỡ rụt rè vào lớp Một, thế mà nay em đã lên lớp Ba. Dù đã trôi qua mấy năm, nhưng em vẫn nhớ như in ngày đầu tiên đáng yêu đó. Ngày đầu tiên em đi học thật vui. Mẹ chuẩn bị cho em, quần áo mới, cặp mới thật xinh xắn. Mẹ dẫn em đến trường. Ôi! Trường thật đẹp, cảnh tượng thật trang trọng. Cô giáo dẫn em đến xếp hàng cùng các bạn để chuẩn bị cho buổi lễ khai giảng năm học mới. Cô giáo rất dịu hiền, cô đã động viên em và các bạn hãy tự tin, mạnh dạn, đoàn kết, thân ái và thi đua học tập. Em rất yêu trường, yêu lớp, yêu bè bạn và yêu cô giáo đầu tiên của mình.
3. Đoạn văn kể về buổi đầu tiên em đi học (Mẫu 3)
Trong cuộc đời mỗi người, chắc sẽ chẳng ai quên kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Em vẫn nhớ như in đó là một ngày thu tháng Chín, em bẽn lẽn ngồi nép sau lưng mẹ, lòng đầy háo hức theo mẹ đến trường. Ngồi trên xe, biết bao suy nghĩ và tò mò về trường học mới cứ lấp đầy tâm trí em. Đến trường, cánh cổng sừng sững, mở rộng như đang dang rộng vòng tay đón chào các bạn học sinh. Mẹ dắt tay em đi tìm lớp 1A. Cô Lan là cô giáo chủ nhiệm của em bước ra. Cô nở nụ cười hiền dịu như cô tiên đón em vào lớp. Cả sân trường bỗng trở nên im ắng như để lắng nghe cô giáo giảng bài, nghe chúng em đọc bài. Cho tới bây giờ, những thanh âm đều đặn, trong trẻo đó vẫn còn vang vọng trong trái tim em.
4. Đoạn văn kể về buổi đầu tiên em đi học (Mẫu 4)
Ngày đầu tiên đi học, đối với em là một kỉ niệm không thể nào quên. Buổi tối trước ngày đi học, em đã vô cùng háo hức bởi được mẹ chuẩn bị cho biết bao nhiêu đồ mới, nào quần áo, sách vở,… Sáng hôm sau, khi được khoác lên mình bộ đồng phục tiểu học, em cảm thấy hình như mình đã lớn hơn nhiều. Ngồi sau xe mẹ, được mẹ chở tới trường, điều đầu tiên khiến em bất ngờ là trường thật to và đẹp. Khác xa với trường mẫu giáo, trường tiểu học to và trang nghiêm hơn nhiều. Thế rồi mẹ gửi xe, dắt tay em vào tận lớp học. Mẹ dặn dò em phải thật ngoan và chăm học, rồi mẹ vẫy tay chào tạm biệt để em vào lớp. Trong lớp có biết bao bạn mới, cô giáo nói đó là những gương mặt sẽ gắn bó cùng em suốt 5 năm tiểu học. Em cảm thấy rất vui vì quen được nhiều người bạn mới như vậy.
Trên đây là một số mẫu kể về ngày đầu tiên đi học dành cho các bạn học sinh do đội ngũ của Lớp học Mật Ngữ biên soạn. Xin chân thành cảm ơn các em đã theo dõi!
Kể về một ngày đi học của em Tập làm văn lớp 2 chọn lọc hay nhất
Trong một ngày đi học sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, hôm nay, Lớp học Mật Ngữ muốn giới thiệu tài liệu Tập làm văn lớp 2: Kể về một ngày đi học của em. Nội dung chi tiết của tài liệu bao gồm dàn ý hướng dẫn và 5 đoạn văn mẫu dành cho học sinh lớp 2. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây nhé!
Mục lục bài viết
- 1. Lập dàn ý kể về một ngày đi học của em
- 1.1 Mở đoạn
- 1.2 Thân đoạn
- 1.3 Kết đoạn
- 2. Đoạn văn mẫu kể về một ngày đi học của em chọn lọc hay nhất
- 2.1 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 1)
- 2.2 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 2)
- 2.3 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 3)
- 2.4 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 4)
- 2.5 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 5)
1. Lập dàn ý kể về một ngày đi học của em
1.1 Mở đoạn
Giới thiệu về chủ đề: Một ngày đi học của em và đưa ra cảm nhận chung về ngày học .
1.2 Thân đoạn
– Buổi sáng: Thời điểm bắt đầu ngày học; thức dậy vào lúc nào; các hoạt động vệ sinh cá nhân. Chuẩn bị trang phục và sách vở trước khi đến trường
– Tiết học sáng: Các môn học em học trong buổi sáng; Sự háo hức và phấn khởi của em với các môn học. Cảm giác hạnh phúc khi được học những môn yêu thích
– Giờ nghỉ trưa: Thời gian nghỉ trưa là khi nào? Nơi em ăn trưa và với ai? Những hoạt động và trò chuyện trong giờ nghỉ trưa
– Buổi chiều: Các môn học em học trong buổi chiều. Cảm giác học tập và tập trung trong tiết học chiều; Sự thích thú và hứng thú của em trong từng tiết học
– Kết thúc ngày học: Tâm trạng của em khi kết thúc ngày học. Những kết quả đã đạt được trong ngày học. Sự tự hào về những gì đã học được và cảm nhận về ngày học.
1.3 Kết đoạn
Tóm tắt lại những điểm chính của bài viết và đưa ra nhận xét về ngày học của em.
2. Đoạn văn mẫu kể về một ngày đi học của em chọn lọc hay nhất
2.1 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 1)
Hôm đó, em có một ngày đi học thật tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Đầu tiên, em đã dậy sớm để chuẩn bị cho ngày học mới. Em ăn sáng và chuẩn bị đầy đủ sách vở trước khi ra khỏi nhà. Khi đến trường, em đã gặp gỡ bạn bè và chào hỏi cô giáo trước khi bắt đầu học. Buổi sáng, em đã học môn Văn và được yêu cầu viết một đoạn văn ngắn về chủ đề “Nghề mà em muốn làm sau này”. Em đã viết về ước mơ của mình trở thành một nhà báo và mô tả những trải nghiệm và cảm nhận của mình về công việc này. Tiếp theo, trong giờ học Toán, em học về các bài toán về phép nhân và chia. Em đã giải quyết các bài tập thật cẩn thận và thấy mình đã tiến bộ rất nhiều trong môn này. Sau giờ học Toán, em đã tham gia buổi tập thể dục ngoài trời cùng với các bạn cùng lớp. Em đã chơi bóng đá và nhảy dây với bạn bè, cảm thấy thật vui vẻ và sảng khoái. Buổi chiều, em đã có một trải nghiệm đặc biệt khi tham gia một buổi thực hành môn địa lý bài học về thiên nhiên cùng với cô giáo và các bạn cùng lớp. Chúng ta đi đến một công viên gần đó và được hướng dẫn bởi các chuyên gia về thiên nhiên về những loài cây và động vật ở đó. Em được trải nghiệm việc quan sát các loài động vật và cảm nhận sự tuyệt vời của thiên nhiên. Cuối cùng, buổi học kết thúc và em rời khỏi trường với nhiều kiến thức mới và một trải nghiệm thực tế thú vị. Em đã học được nhiều điều mới và cảm thấy thật hạnh phúc về một ngày học tuyệt vời như vậy.
2.2 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 2)
Một ngày đi học của tôi là ngày tham gia chuyến đi học ngoài trời đến một khu rừng ngập mặn cách trường của tôi khoảng một giờ lái xe. Đó là một trong những ngày học đáng nhớ nhất của tôi. Chuyến đi bắt đầu bằng việc tôi và các bạn cùng lớp lên xe buýt vào sáng sớm. Trên đường đi, chúng tôi cùng nhau hát và vui chơi, đặc biệt là khi đi qua những cánh đồng lúa và những khu rừng xanh mướt. Khi tới nơi, chúng tôi được chào đón bởi các huấn luyện viên và hướng dẫn viên du lịch. Họ đã giới thiệu cho chúng tôi về loài động vật sống trong khu rừng ngập mặn và cách chúng sống và tương tác với môi trường xung quanh. Sau đó, chúng tôi được phân chia thành các nhóm và tiến hành các hoạt động tương tác với môi trường như đi bộ dọc theo các con đường rừng, đi thuyền trên các kênh đào, tìm kiếm các loài động vật sống trong rừng ngập mặn, học cách đo đạc mức nước và phân tích độ pH của nước. Trong suốt chuyến đi, tôi đã học được rất nhiều về cuộc sống của những loài động vật sống trong khu rừng ngập mặn và cách mà chúng tương tác với môi trường. Tôi cũng đã học được rất nhiều về cách chúng ta có thể bảo vệ và giữ gìn môi trường xung quanh chúng ta. Cuối cùng, khi chúng tôi trở về trường vào chiều tối, tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì đã có một ngày học thú vị và đầy ý nghĩa. Chuyến đi đã mở ra một thế giới mới đối với tôi và tôi sẽ không bao giờ quên những kiến thức và kinh nghiệm quý giá mà tôi đã học được trong ngày hôm đó.
2.3 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 3)
Khi mặt trời bắt đầu ló rạng, tiếng loa phát thanh đầu phố bắt đầu điểm 6 giờ là lúc em thức dậy để chuẩn bị đi học. Những hoạt động không thể bỏ qua của em là vệ sinh cá nhân, chuẩn bị trang phục và kiểm tra lại sách vở trước khi đến trường. Hôm nay là một ngày đặc biệt, em được học rất nhiều môn học thú vị như Tiếng Việt, Mỹ Thuật, Âm nhạc, đó đều là những môn học mà em yêu thích nhất. Cảm giác háo hức, phấn khởi đến lớp học làm em không thể kìm được những nụ cười trên môi. Khi đến trường, em được gặp những người bạn thân, mọi người xúm lại trò chuyện ríu rít như những chú chim. Điều này khiến em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Khi tiếng chuông vang lên, chúng em nghiêm chỉnh ngồi vào chỗ, mở sách vở để sẵn sàng cho một tiết học lý thú. Em tập trung nghe giảng, làm bài tập và học những kiến thức mới. Điều đó giúp em cảm thấy thật sự hạnh phúc và hài lòng với ngày học của mình. Cuối cùng, em cảm thấy rất tự hào vì đã học tập tốt và hoàn thành tốt các bài tập. Em hy vọng sẽ tiếp tục duy trì tinh thần học tập tích cực như vậy trong suốt quãng thời gian còn lại của năm học.
2.4 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 4)
Một ngày đi học của tôi thường bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng. Khi đó, tiếng loa phát thanh đầu phố vang lên để báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tôi thức dậy, rửa mặt, đánh răng và chuẩn bị trang phục để đi học. Tôi luôn kiểm tra lại sách vở, bài tập để tránh quên mất điều gì đó quan trọng. Đến trường, tôi thường gặp gỡ và trò chuyện với bạn bè. Mọi người đều háo hức chia sẻ về những điều thú vị đã trải nghiệm trong ngày học trước đó. Đến lúc tiếng chuông vang lên, chúng tôi nghiêm chỉnh ngồi vào chỗ, mở sách vở để sẵn sàng cho một tiết học mới. Trong buổi sáng, chúng tôi học các môn như Tiếng Việt, Toán, và Mỹ thuật. Tôi rất yêu thích môn Mỹ thuật vì nó cho tôi cơ hội để thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Tôi thích vẽ tranh và tô màu, và thường tìm cách để phát triển kỹ năng của mình. Trong giờ nghỉ trưa, tôi và bạn bè thường ăn cơm và chơi đùa với nhau. Chúng tôi trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm học tập và thực hành các bài tập cùng nhau. Buổi chiều là thời gian để chúng tôi học các môn như Âm nhạc, Khoa học và Thể dục. Tôi cảm thấy rất thú vị khi được học môn Âm nhạc vì nó cho tôi cơ hội để học hát và chơi nhạc cụ. Thể dục cũng là một trong những môn tôi yêu thích, tôi thường chơi các trò chơi và vận động để giúp mình khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày học mới. Cuối ngày, khi kết thúc giờ học, tôi thấy mình rất hạnh phúc và tự hào về những gì đã học được trong ngày hôm đó. Tôi đã học được rất nhiều kiến thức mới và có thể áp dụng chúng vào cuộc sống thực tế. Một ngày đi học của tôi thật đầy sôi nổi và ý nghĩa.
2.5 Kể về một ngày đi học của em (mẫu số 5)
Hôm nay là thứ sáu, ngày cuối cùng trong tuần. Em đã dậy sớm để chuẩn bị cho một ngày mới. Sau khi đánh răng, rửa mặt và tập thể dục, em đã sẵn sàng cho một ngày học tập. Em đã sửa soạn sách vở và mặc bộ đồng phục thơm tho để chuẩn bị cho ngày học tập đầy thử thách. Đúng bảy giờ, mẹ đã đưa em đến trường. Lớp học bắt đầu từ bảy giờ ba mươi phút và các tiết học diễn ra rất sôi nổi và thú vị. Em đã học nhiều môn học khác nhau như: Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh và được học viên của lớp giảng dạy một cách rõ ràng và dễ hiểu. Em ấn tượng nhất là môn Tiếng Anh vì cô cho cả lớp đóng vai tập nói hội thoại. Điều này giúp chúng em cải thiện kỹ năng nghe và nói của mình hơn rất nhiều. Em cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận ra mình đã học được nhiều điều mới và hữu ích. Cuối giờ chiều, lớp em đã tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết tuần học. Em đã cùng các bạn cùng lớp thảo luận và đưa ra các ý kiến và đóng góp để cải thiện chất lượng học tập của lớp. Bảy giờ ba mươi phút, buổi học đã kết thúc và em trở về nhà trong niềm hân hoan vì đã hoàn thành một tuần học hiệu quả và có được nhiều trải nghiệm bổ ích.
Trên đây, là bài viết gồm lập dàn ý hướng dẫn và 5 mẫu kể về một ngày đi học Tập làm văn lớp 2 chọn lọc hay nhất. Bạn thấy bài viết này có khắc phục được vấn đề bạn tìm hiểu không? Cảm ơn các em đã theo dõi bài viết.
Các bài Toán luyện thi Violympic lớp 3 có đáp án chi tiết nhất
Bài viết dưới đây của Lớp học Mật Ngữ sẽ cung cấp cho các em học sinh và quý phụ huynh các bài Toán luyện thi Violympic lớp 3 có đáp án chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
- 1. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 01)
- 2. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 02)
- 3. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 03)
- 4. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 04)
- 5. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 05)
1. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 01)
Bài 1: Chọn liên tiếp các ô có giá trị tăng dần
Bài 2: Đi tìm kho báu
1. Điền số thích hợp vào chỗ (…) 139 = 100 + ……. + 9
2. 5 năm trước bố 46 tuổi. Bố hơn con 28 tuổi. Hỏi hiện nay con bao nhiêu tuổi?……
3. Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ (…) 40 + 200 …… 239
4. Chị có 9 phong kẹo cao su,biết mỗi phong kẹo có 5 cái kẹo.Chị cho em 8 cái.Hỏi chị còn lại bao nhiêu cái kẹo?…….
5. Khối lớp 4 có 415 học sinh,khối lớp 3 có 362 học sinh.Hỏi cả 2 khối có bao nhiêu học sinh?………
Bài 3: Hãy điền số thích hợp vào chỗ …. nhé !
1. 28 + 49 + 15 = ………
2. 28 : 4 + 79 = ………
3. 2 × 9 : 3 = ………
4. 5 × 9 – 16 = ………
5. Tìm x biết : x – 314 = 572 .Trả lời: x = ………
6. 918 – 304 = ………
7. 198 + 201 =………
8. Có bao nhiêu số chẵn liên tiếp từ 312 đến 324?
Trả lời: Có ……… số chẵn liên tiếp từ 312 đến 324.
9. Tam giác MNP có cạnh MN dài 204cm, cạnh NP dài 365cm, cạnh PM ngắn hơn cạnh NP 55cm. Tính chu vi tam giác MNP.
Trả lời:……. cm
10. Tìm x biết : 638 – x = 3 × 7.
Trả lời: x =…………
2. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 02)
Bài 1: Tìm cặp bằng nhau.
Bài 2: Vượt chướng ngại vật.
Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ (…)
1. 400 + 80 + 7 …….. 256 + 241
2. 302 + 284 …… 433 + 153
3. 203 + 345 …… 423 + 116
4. Mai gấp được 115 ngôi sao, Lan gấp được 182 ngôi sao.Hỏi cả 2 bạn gấp được bao nhiêu ngôi sao?……..
5. Tìm x biết: 585 – x = 168
Trả lời x = ……………
Bài 3: Cóc vàng tài ba.
1. 152 là số liền sau của số nào?
A. 141
B. 142
C. 151
D. 153
2. Số liền trước của số 239 là số nào
A. 240
B. 229
C. 238
D. 139
3. Số gồm bảy trăm,bốn đơn vị và 2 chục được viết là
A. 427
B.247
C.724
D. 742
4. Tìm 1 số biết khi lấy số đó chia cho 4 rồi cộng 82 thì được kết quả là 91
A. 36
B. 24
C. 32
D. 28
5. Khối lớp 3 có 312 học sinh,khối lớp 4 có nhiều hơn khối lớp ba 45 học sinh.Hỏi khối lớp 4 có bao nhiêu học sinh.
A. 365
B. 358
C. 357
D. 359
6. Một đội đồng diễn thể dục có 152 nam,106 nữ.Hỏi đội đồng diễn thể dục có bao nhiêu người.
A. 258
B. 248
C. 208
D. 268)
7. Bạn Giang sưu tầm được 138 con tem.Bạn Minh sưu tầm được 227 con tem.Vậy cả 2 bạn sưu tầm được số con tem là.
A. 351
B. 365
C. 355
D. 361)
8. Thùng dầu thứ 1 có 287 lít dầu.Thùng dầu thứ 2 có 462 lít dầu.Vậy cả 2 thùng chứa số lít dầu là.
A. 649
B. 644
C. 744
D. 749
9. Tam giác ABC có cạnh AB dài 242 cm,cạnh BC dài 283 cm,cạnh CA dài 234 cm. Chu vi tam giác ABC là.
A. 759cm
B. 779cm
C. 7749cm
D. 769 cm
3. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 03)
Bài 1: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Bài 2: Đi tìm kho báu
1. Số tự nhiên bé nhất có 3 chữ số khác nhau có thể thay vào vị trí của y sao cho y < 234 là:……..
2. Mẹ mua 64 kg gạo nếp và 68 kg gạo tẻ.Hỏi mẹ đã mua tất cả bao nhiêu kg gạo?……
3. Tính: 5 × 9 + 345 = ………
4. Lan mua 4 phong kẹo cao su,mỗi phong có 5 cái kẹo.Mẹ cho thêm Lan 3 cái kẹo cao su nữa.Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu cái kẹo cao su?…….
5. Việt có 65 viên bi,Việt cho Nam 12 viên sau đó Việt cho Hùng 15 viên.Hỏi Việt còn lại bao nhiêu viên bi?……..
Bài 3: Hãy điền số thích hợp vào chỗ …. nhé !
Câu 1: Tam giác MNP có độ dài các cạnh lần lượt là 48cm, 23cm và 39cm. Tính chu vi tam giác MNP.
Trả lời: Chu vi tam giác MNP là……. cm.
Câu 2: Lớp 3A có 36 học sinh trong đó số học sinh giỏi chiếm số học sinh cả lớp. Vậy số học sinh giỏi của lớp đó là……….
Câu 3: Tính: 400 : 4=………….
Câu 4: Tính: 859 – 214 – 332= ……
Câu 5: Tìm x biết: x:2:3=3. Trả lời: x=………
Câu 6: Đội Một trồng được 358 cây, đội Hai trồng được 417 cây. Tính số cây cả hai đội trồng được.Trả lời: Cả hai đội trồng được…….cây.
Câu 7: Biết tổng hai số bằng 216. Nếu tăng số hạng thứ nhất 49 đơn vị và tăng số hạng thứ hai 81 đơn vị thì ta có tổng mới bằng……..
Câu 8: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Câu 9: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Câu 10: Đồng hồ chỉ 4 giờ 45 phút thì ta cũng có thể nói đồng hồ chỉ giờ kém 15 phút
4. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 04)
Bài 1: Vượt chướng ngại vật.
1. Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ (…) 98 x 4 – 105 …….. 287
2.Tính nhẩm: 6 × 6 = ………
3.Tính nhẩm: 6 × 10 = ……..
4. Mẹ mua 4 lọ hoa,mỗi lọ mẹ cắm 6 bông hoa.Hỏi mẹ đã cắm tất cả bao nhiêu bông hoa?………
5. Hòa,Minh và Lâm mỗi bạn đều mua 6 quyển vở,riêng Trung mua 8 quyển vở.Hỏi cả 4 bạn mua bao nhiêu quyển vở?……..
6. Tam giác ABC có chu vi bằng 249 cm.Biết cạnh AB dài 65 cm,cạnh BC dài 94 cm.Tình độ dài cạnh CA?…….
Bài 2: Đỉnh núi trí tuệ
1. 1/2 của 12 kg là …….kg
2. 1/5 của 15 phút là …… phút
3. 1/6 của 60 giây là …….giây
4. 1/6 của 42 giờ là …….giờ
5. Mỗi thùng dầu chứa 21 lít dầu.Hỏi 4 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu?…….
6.Tính: 23 × 2 = ……..
7. Tính: 11 × 5 = ……..
8. Mỗi học sinh giỏi được thưởng 20 quyển vở.Hỏi 4 học sinh giỏi được thưởng bao nhiêu quyển vở?……..
9. Mỗi học sinh mua 25 chiếc bút bi.Hỏi 4 học sinh mua bao nhiêu chiếc bút bi?…….
10. Tính: 92 × 5= …….
5. Bộ đề luyện thi Violympic toán lớp 3 năm học 2023-2034 (Vòng 05)
Bài 1: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Bài 2: Đi tìm kho báu
1. Minh dùng 1/3 thời gian trong ngày để học tập. Vậy thời gian học của Minh trong 1 ngày là …..giờ.
2. Mẹ mua về 42 quả cam,mẹ chia cho các đĩa mỗi đĩa 6 quả. Số đĩa cam mẹ chia được là ……. đĩa.
3. Đàn gà nhà bác Loan có tất cả là 48 con, biết số gà mái bằng 1/6 số gà của cả đàn.Vậy nhà bác Loan có số gà mái là ……… con.
4. Hiện nay con 12 tuổi và bằng 1/3 tuổi mẹ.Hỏi 2 năm nữa mẹ …….. tuổi
5. Minh gấp được 64 bông hoa, số bông hoa Minh gấp được bằng 1/3 số hoa chị gấp. Hỏi chị gấp được ………. bông hoa
6. Số bi của Bình bằng 1/3 số bi của An bớt đi 3 viên.Hỏi Bình có …… viên bi,biết rằng An có 30 viên bi.
7. 84 chia 4 rồi nhân với 5 thì bằng:………
Bài 3: Cóc vàng tài ba.
1.a : 4 = 5 (dư 2) vậy a là
A. 18
B. 22
C. 13
D. 28
2. Kho thứ nhất có 234 kg gạo, kho thứ 2 có 342 kg gạo. Cả 2 kho có số gạo là
A. 576kg
B. 676kg
C. 566kg
D. 467kg
3.Cho các số 546,465,564,456. Tìm số lớn nhất
A. 546
B. 465
C. 564
D.456
4. Nhà Mai thu được 56 bắp ngô, số ngô nhà Loan thu được nhiều hơn nhà Mai 18 bắp. Vậy nhà Loan thu được
A. 38 bắp
B. 74 bắp
C. 64 bắp
D.48 bắp
5. Tam giác ABC có độ dài 3 cạnh AB, BC, CA lần lượt là 24cm, 35cm, 25cm.Chu vi tam giác ABC là
A. 84cm
B. 60cm
C. 74cm
D. 94cm
6. Trong các số 24,51,62,77 số chia cho 5 có số dư lớn nhất là số
A. 51
B. 77
C. 24
D. 62
7. 99: 5 có số dư là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
8. Độ dài đương gấp khúc MNPQ là
A. 443cm
B. 432cm
C. 323cm
D. 337cm
9. Trong các số 17,20,25,27 số chia cho 3 dư 1 là số
A. 17
B. 20
C. 25
D. 27
10. Tìm y biết y x 5 – 5 = 5
A. y = 10
B. y = 2
C. y = 1
D. y = 0
11. Hãy cho biết từ 10 đến 20 có tất cả mấy số không chia hết cho 3.
A. 6
B. 3
C. 7
D. 8
12. Trong các số 43, 60, 72,88 số chia hết cho 5 dư 2 là
A. 43
B. 60
C. 72
D. 88
13. Hãy cho biết từ 10 đến 20 có tất cả mấy số không chia hết cho 2
A. 6
B. 3
C. 7
D. 8
14. Số a là số bé nhất mà 88 – a ta được số chia hết cho 5 vậy a
A. 4
B. 2
C. 3
D. 8
Những bài Toán trọng điểm thi Violympic Toán lớp 4 cấp trường, Tỉnh/TP và Quốc gia
Tuyển tập những bài toàn trọng điểm thi Violympic Toán lớp 4 cấp trường, tỉnh/TP và Quốc gia dưới đây sẽ bao gồm những bài toán trọng điểm có lời giải chi tiết giúp các em học sinh nắm được các dạng toán trọng tâm ôn thi cho các vòng thi giải toán trên mạng lớp 4 đạt kết quả cao.
Mục lục bài viết
1. Những bài Toán trọng điểm thi Violympic Toán lớp 4 cấp trường, Tỉnh/TP và Quốc gia
Bài 1: Tìm cặp số bằng nhau.
Bài 2: Điền kết quả thích hợp vào chỗ (…)
Hãy viết số thích hợp vào chỗ … (Chú ý: Nếu đáp số là số thập phân thì phải viết là số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân)
Câu 2.1: Mai mua hai gói bánh, mỗi gói giá 16 500 đồng. Mai đưa cô bán hàng 50 000 đồng. Cô bán hàng trả lại cho Mai……..đồng
Câu 2.2: Một số gấp lên 6 lần thì được 48. Vậy số đó là……..
Câu 2.3: Số gồm 4 nghìn, 2 trăm và 3 đơn vị là…….
Câu 2.4: Tìm X biết X x 2 x 3 = 1056.
Câu 2.5: Diện tích của một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài 8cm và chiều rộng kém chiều dài 2cm là…..cm2
Câu 2.6: Vào dịp Tết Trung thu, bác tổ trưởng dân phố chia kẹo cho các bạn. Lúc đầu bác có 56 viên kẹo, bác cho bạn Tuấn 1/4 số kẹo, cho Dũng 1/3 số kẹo còn lại sau khi cho Tuấn. Cuối cùng bác còn lại…..viên
Câu 2.7: Ngày 6 của một tháng nào đó là ngày thứ năm. Ngày 25 của tháng đó là ngày thứ…….
Câu 2.8: Ngày 6 của một tháng nào đó là ngày thứ bảy. Ngày thứ ba ở tuần thứ tư của tháng đó là ngày…..
Câu 2.9: Hôm nay là ngày hội làng. Để chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ, làng có 4 đội múa. Biết rằng nếu tăng số người ở đội một lên gấp đôi thì bằng số người ở đội ba, còn nếu giảm số người ở đội hai đi 2 lần thì được số người ở đội bốn, tổng số người ở đội một và đội bốn là 52 người. Đội văn nghệ của làng có……người
Câu 2.10: Số bé nhất chia cho 2 dư 1, chia cho 3 dư 2 và chia cho 4 dư 3 là…..
Bài 3: Cóc vàng thi tài
Câu 3.1: Chú Tễu có 15 viên bi bằng đất nung. Chú chia cho mỗi bạn hai viên bi. Sau khi chia, xong, kết quả số bạn được chia là:
a) 8 bạn còn thừa 1 viên
b) 7 bạn còn thừa 1 viên
c) 8 bạn
d) 7 bạn
Câu 3.2: Tìm x biết 8462 – x = 762
a) x = 7700 b) x = 7600 c) x = 6700 d) x = 8700
Câu 3.3: Chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, dàn hợp xướng lớp 4A có 5 bạn nam tham gia, số bạn nữ tham gia gấp 3 lần số bạn nam. Hỏi lớp 4 A có bao nhiêu bạn tham gia dàn hợp xướng?
a) 8 b) 20 c) 24 d) 15
Câu 3.4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 19m 4cm = ….
a) 1940 b) 194cm c) 1904cm d) 1940cm
Câu 3.5: Dùng 4 chữ số lẻ 1; 3; 5; 7 để viết tất cả các số có 4 chữ số khác nhau thì viết được bao nhiêu số?
a) 12 số b) 24 số c) 18 số d) 30 số
Câu 3.6: Hôm nay là thứ 5. Hỏi 101 ngày sau là thứ mấy trong tuần?
a) Thứ sáu b) Chủ nhật c) Thứ bảy d) Thứ năm
Câu 3.7: Nếu lấy số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau trừ đi số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ số giống nhau thì hiệu là:
a) 7654 b) 8765 c) 8876 d) 8999
Câu 3.8: Trong các số dưới đây, số nào không thuộc dãy: 1, 4, 7, 10, 13?
a) 2007 b) 1000 c) 1234 d) 100
Câu 3.9: Trong hòm châu báu có 10 viên kim cương đỏ, 9 viên xanh, 11 viên vàng và 4 viên trắng. Hỏi không nhìn vào hòm, bác thủy thủ Xin – bát phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên kim cương để chắc chắn có 6 viên cùng màu?
a) 19 viên b) 7 viên c) 6 viên d) 20 viên
ĐÁP ÁN
Bài 1: Tìm cặp số bằng nhau
(1) = (15); (2) = (4); (3) = (20); (5) = (7); (6) = (13); (8) = (9); (10) = (12); (11) = (16); (14) = (19); (17) = (18)
Bài 2: Điền kết quả thích hợp vào chỗ (…)
Bài 3: Cóc vàng thi tài
Ví dụ 5: Tìm x, biết: x × 2 × 5 = 154 × 4 × 25.
Cách làm: nhân một số với nhiều thừa số liên tiếp ta có thể nhân số đó với tích các thừa số còn lại. Nghĩa là có thể đổi thứ tự phép tính trong các phép nhân liên tiếp. Cách làm này chỉ áp dụng khi có được kết quả thuận lợi cho phép tính. Học sinh cần ghi nhớ một số tích tròn chục trăm hoặc nghìn chẳn hạn như 2 × 5 = 10, 4 × 25 = 100, 8 × 125 = 1000 và một số kết quả khác.
Áp dụng: x × (2 × 5) = 154 × (4 × 25) → x × 10 = 154 × 100 → x = 15400 : 10 = 1540.
Ví dụ 6: Tính 3250 : 2 : 5 = …….
Cách làm: chia một số cho nhiều số chia liên tiếp ta có thể chia số đó với tích các số chia.
Áp dụng cho ví dụ: 3250 : 2 : 5 = 3250 : (2 × 5) = 325.
Ví dụ 7: Tính 69 × 2016 : 3 × 2 : 23 = …………
Cách làm: thay đổi thứ tự các phép tính nhân chia liên tiếp một cách thích hợp.
Áp dụng cho ví dụ: 69 × 2016 : 3 × 2 : 23 = (69 : 3 : 23) × (2016 × 2) = 69 : (3 × 23) × 4032 = 69 : 69 × 4032 = 4032.
Ví dụ 8: Tính 1648 × 125 = ……..
Các làm: đôi khi cần tách thừa số phức tạp ra thành tích nhiều thừa số thích hợp rồi mới áp dụng các cách làm trên. Áp dụng cho ví dụ: 1648 × 125 = 8 × 206 × 125 = (8 × 125) × 206 = 1000 × 206 = 206000.
Ví dụ 9: Tính (1810 : 35) : (3620 : 70) = ………
Ta thấy 3620 = 1810 × 2 và 70 = 35 × 2. Suy ra 3620 : 70 = 1810 : 35 mà không cần tính ra kết quả vì nó giống với phép tính đầu. Hai phép tính giống nhau sẽ cho kết quả giống nhau và chia hai kết quả chắc chắn bằng 1. Khi đó (1810 : 35) : (3620 : 70) = (1810 : 35) : (1810 : 35) = 1.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Lớp học Mật Ngữ về vấn đề này. Tham khảo thêm: Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 có đáp án năm học 2022 – 2023. Xin trân trọng cảm ơn!
2. Một số dạng toán cơ bản luyện thi Violympic
2.1. Bài tập tự luyện 1
a. Tính 35 × 11 + 11 × 17 + 11 = ……….
b. Tính 869 × 97 + 859 × 3 + 10 × 3 = ………..
e. Tính 173 × 105 + 173 × 96 – 173 = ………..
h. Tìm x biết: 3789 × x : 9 = 3789 × 3 + 3789 × 7
k. Tính 543 × 46 + 54 × 543 – 14300 = …………
m. Tính 40 × 19 + 40 × 11 = ………
o. Điền số thích hợp: 592 × 15 + 592 × ……… = 59200.
a. Tính 375 : 5 + 125 : 5 = …….
c. Tính 14593 : 9 – 9310 : 9 = …………..
e. Tìm x biết: 525 : x + 700 : x = 7.
b. Tính 234 : 9 – 72 : 9 = ………
d. Tính 1435 : 8 + 3077 : 8 = …………..
g. Tính 5423 : 29 + 783 : 29 = …………