Bài tập điền ch hay tr Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết nhất

0
24

Mời quý độc giả tham khảo “Bài tập điền ch hay tr Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết nhất” mà Lớp học Mật Ngữ đã tổng hợp ngay sau đây để nâng cao vốn hiểu biết của mình.

1. Quy tắc phân biệt ch / tr

Ghi nhớ:

– Khả năng tạo từ láy của “tr” hạn chế hơn “ch”. “Tr” tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn “ch” cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (“tr” chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi).

– Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với “ch” (không viết “tr”): cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt,…

– Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với “ch”: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…

– Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với “ch”: chẳng, chưa, chớ, chả,…

– Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với “ch”.

– Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng (.) và huyền ( ) viết “tr”.

– Khi gặp một chữ bắt đầu bằng “ch”, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.

Ngược lại, một chữ viết với “tr” nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV.

Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết “tr” (không viết “ch”): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm “a” thì hầu hết viết “tr” (không viết “ch”): tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm “o” hoặc “ơ” thì hầu hết viết “tr” (không viết “ch”): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là “ư” thì phần lớn viết “tr”: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết “ch” chỉ có: chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).

Mẹo phân biệt ch/tr

* Mẹo thanh điệu trong từ Hán – Việt:

Những từ Hán – Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ sử dụng “TR” mà không sử dụng “CH”.

– “TR” đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, thổ trạch, trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc…

– “TR” đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường, trầm tích, trừng trị…

* Mẹo láy âm:

“CH” láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau, ngược lại “TR” không láy âm đầu với các phụ âm khác, trừ bốn ngoại lệ đều là láy âm với “L”: Trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét…

– “CH” đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chểnh mảng, chào mào, chộn rộn, chình rình, choáng váng, chờn vờn, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng…

– “CH” đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng, lởm chởm, loai choai…

* Mẹo đồng nghĩa tranh – giành:

Khi gặp một từ tiếng không rõ liệu có viết với “CH” hay “TR” nhưng đồng nghĩa với một từ viết với “GI” thì từ đó phải được viết với “TR”.

Ví dụ: Tranh – giành, nhà tranh – nhà gianh, trầu – giầu, trai – giai, trăng – giăng, tráo trở – giáo giở, trối trăng – giối giăng, trời- giời, tro – gio, trả – giả…

* Mẹo trường từ vựng:

– Mẹo cha – chú: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với “CH” chứ không viết với “TR”: Cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít…

– Mẹo chum – chạn: Đồ dùng trong gia đình được viết với “CH” chứ không viết với “TR”: Cái chạn, cái chum, cái chai, cái chiếu, cái chăn, cái chõng, cái chày giã gạo, cái chổi, cái chuồng gà, cái chĩnh, cái chậu… (Có một ngoại lệ: Cái tráp).

– Mẹo kết hợp âm đệm: “TR” không đi với các vần oa, oă, oe. Chỉ có “CH” là đi với các vần này.

Sau đây là các dạng Bài tập điền “ch” hay “tr” cùng đáp án bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời các em cùng tham khảo để hoàn thiện bài tập.

2. Bài tập điền ch hay tr Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết nhất

Các bài tập này thuộc nội dung chương trình học vở bài tập tiếng việt lớp 2.

Bài 1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch

1. Công … a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước … ong nguồn … ảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính … a

Cho …òn …ữ hiếu mới là đạo con.

Đáp án:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2. … uyền….. ong vòm lá

…… im có gì vui

Mà nghe ríu rít

Như ….ẻ reo cười ?

Đáp án:

Chuyền trong vòm lá

Chim có gì vui

Mà nghe ríu rít

Như trẻ reo cười?

3. đánh …ống, …ống gậy, …èo bẻo, leo …èo, quyển …uyện, câu …uyện.

Đáp án: 

đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện, câu chuyện.

4.  cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ 

Đáp án:  cuộn tròn, chân thật, chậm trễ

5. Mặt …òn mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng …ên cao

Đêm về đi ngủ, …ui vào nơi đâu?

Đáp án:

Mặt tròn mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng trên cao

Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu?

6. … ú Cuội ngồi gốc cây đa

Để …âu ăn lúa gọi …a ời ời.

Đáp án: chú, trâu, cha.

7. …ó …eo mèo đậy.

Đáp án: chó, treo.

8. …ọn bạn mà …ơi, …ọn nơi mà ở.

Đáp án: chọn, chơi, chọn.

9. …e già măng mọc.

Đáp án: tre

Bài 2. Tìm từ có tiếng chứa âm tr hay ch có nghĩa theo yêu cầu

a) Cây cùng họ với cam, quả có vị chua.

b) Trái nghĩa với già.

c) Loài vật có sừng dài, thường dùng để kéo cày.

Đáp án: a) chanh ; b) trẻ ; c) trâu.

Bài 3. Tìm tiếng, đặt câu với một trong những tiếng tìm được rồi viết vào chỗ trống

a) Bắt đầu bằng:

– tr : ……………………

– ch : ……………………

Lời giải:

– Trời hôm nay mát quá.

– Chiếc xe đạp có màu đỏ rất đẹp.

b) Có vần :

– uôc : ……………………

– uôt : ……………………

– Bà bị ốm nên phải uống thuốc.

– Đã hứa thì không được nuốt lời.

Bài tập điền ch hay tr lớp 2 – Tuần 25 KNTT

Đồng làng vương …út heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng …im

Hạt mưa mải miết …ốn tìm

Cây đào …ước cửa lim dim mắt cười.

(Theo Đỗ Quang Huỳnh)

Đáp án:

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

3. Bài tập tự luyện phân biệt ch/tr

Bài 1. Điền Tr/ Ch

…ong …ẻo, …òn …ĩnh, …ập …ững, …ỏng …ơ, …ơ …ọi, …e …ở, …úm …ím, …ẻ …ung, …en …úc, …ải …uốt, …ạm …rổ, ..rống …rải

Đáp án: Trong trẻo, tròn trĩnh, chập chững, chỏng chơ, trơ trọi, che chở, chúm chím, trẻ trung, chen chúc, chải chuốt, chạm trổ, trống trải

Bài 2. Điền tiếng chứa ch / tr: 

Miệng và chân …. cãi rất lâu,…nói : 

– Tôi hết đi lại …, phải… bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá! 

Miệng từ tốn … lời: 

– Anh nói …mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào?

Đáp án: tranh, chân, chạy, chịu, trả, chi. 

Bài 3. Tìm 4-5 từ có chứa tiếng : cha, chả, chai, trải, chạm, tranh, châm, chân, châu, che, trí, chí, triều, chông, trống, trở, chuyền, trương, chướng.

Đáp án:

– Cha: Cha con, cha cố, cha mẹ, ông cha, mẹ cha,…

– Chả: chả chìa, giò chả, búnchả, chả trách,…

– Chai: chai lọ, chai mặt, chai sạn, bia chai,…

– Trải: trải chiếu, trải nghiệm, trải qua, bươm trải,…

– Chạm: chạm khắc, chạm nọc, chạm trán, động chạm,…

– Tranh: tranh ảnh, bức tranh, cạnh tranh, đấu tranh,…

– Châm: châm biếm, châm chích, châm chọc, châm chước, châm ngôn, nam châm,…

– Chân: chân cẳng, chân dung, chân giò,chân lí, chân phương,…

– Châu: châu á, châu báu, châu thổ, năm châu,…

– Che: che đậy, che phủ, che dấu, che nắng,…

– Trí: trí dũng, trí nhớ, trí óc, trí thức, mưu trí,…

– Chí: chí hướng, chí khí, báo trí, thiện trí, ý trí,…

– Triều: triều đại, chiều đình, triều vua, triều thần, thuỷ triều, vương triều,…

– Chông: chông chênh, chông gai, chông tre, bàn chông, cây chông,…

– Trống: trống canh, trống đồng, trống trơn, gà trống, chiêng trống,…

– Trở: trở gót, trở lại, trở mặt, trở tay, trở về,…

– Chuyền: chuyền bóng, bóng chuyền, que chuyền, dây chuyền,…

– Trương: trương mắt, khai trương, phô trương, khuếch trương,…

– Chướng: chướng bụng, chướng hơi, chướng ngại vật, nghiệp chướng,…

>> Bài viết liên quan: Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y nhanh, chính xác

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Lớp học Mật Ngữ về bài tập điền ch hay tr Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết nhất. Xin cảm ơn quý các em đã quan tâm theo dõi!