Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 8 có đáp án

0
20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 8 có đáp án với lời giải hay chi tiết sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Lớp học Mật Ngữ dưới đây sẽ giúp giáo viên và các em học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

1. Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 8 Kết nối tri thức – Đề số 1

Cô giáo lớp em

Cô giáo Mai dạy lớp 2A1 của chúng tôi. Cô có dáng người cao cao, làn da trắng, mái tóc ngang vai. Khi chúng tôi viết sai, cô tận tình uốn nắn từng nét chữ. Khi chúng tôi trả lời bài chưa đúng, cô luôn nhẹ nhàng chỉ bảo. Thỉnh thoảng, cô lại dành thời gian kể cho chúng tôi nghe chuyện cổ tích. Những buổi sinh hoạt cuối tuần, cô luôn có quà cho các bạn ngoan và được nhiều điểm tốt trong tuần. Phần thưởng của cô đã động viên chúng tôi học tập tốt hơn.

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cô giáo dạy lớp nào?

a. Lớp 2a1

b. Lớp 2a2

c. Lớp 2a3

Câu 2: Cô giáo tên là gì?

a. Cô Mai

b. Cô Hà

c. Cô Huệ

Câu 3: Hình dáng cô giáo như thế nào?

a. Dáng người cao cao, làn da trắng, mái tóc ngang vai.

b. Dáng người thấp.

c. Dáng người cao cao.

Câu 4: Phần thưởng của cô đã giúp các bạn điều gì?

Câu 5: Viết những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài đọc trên

Câu 6: Tìm các từ chỉ hoạt động có:

– Vần uôn:

………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Vần uông:

……………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7: Viết một đoạn văn ( 3 câu) nói về thầy cô giáo dạy em.

II. Chính tả: Chép bài “Cô giáo lớp em”

Đáp án:

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: a

Câu 2: a

Câu 3: a

Câu 4: Phần thưởng của cô đã giúp các bạn điều gì?

– Phần thưởng của cô đã động viên các bạn học tập tốt hơn.

Câu 5: Viết những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài đọc trên

– Chỉ bảo, kể chuyện.

Câu 6: Tìm các từ chỉ hoạt động có:

– Vần uôn: Em luôn chăm chỉ cố gắng học tập

– Vần uông: Em rất thích ăn món rau muống xào tỏi.

Câu 7: Viết một đoạn văn ( 3 câu) nói về thầy cô giáo dạy em. Cô giáo dạy lớp 2 của em là cô Mai Hạnh. Cô Mai Hạnh trẻ trung, nhiệt huyết và luôn quan tâm đến chúng em. Em mong cô Hạnh luôn khỏe mạnh và vui vẻ.

II. Chính tả: Chép bài “Cô giáo lớp em”

2. Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 8 Kết nối tri thức – Đề số 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

KHI TRANG SÁCH MỞ RA

Khi trang sách mở ra

Chân trời xa xích lại

Bắt đầu là cỏ dại

Thứ đến là cánh chim

Sau nữa là trẻ con

Cuối cùng là người lớn.

Trong trang sách có biển

Em thấy những cánh buồm

Trong trang sách có rừng

Với bao nhiêu là gió.

Trang sách còn có lửa

Mà giấy chẳng cháy đâu

Trang sách có độ sâu

Mà giấy không hề ướt.

Trang sách không nói được

Sao em nghe điều gì

Dạt dào như sóng vỗ

Một chân trời đang đi…

Nguyễn Nhật Ánh

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Bạn nhỏ trong đoạn văn đã thấy gì ở trang sách có biển?

A. Màu xanh của nước biển

B. Cá, tôm

C. Những cánh buồm

2. Bạn nhỏ đã cảm nhận được gió ở trong trang sách nào?

A. Trang sách có biển.

B. Trang sách có rừng.

C. Trang sách có độ sâu

3. Bạn nhỏ đã nghe được điều gì từ trang sách?

A. Tiếng sóng vỗ dạt dào, một chân trời đang đi

B. Tiếng gió thổi

C. Tiếng trẻ con cười nói

D. Tiếng chim hót véo von

4. Em có thích đọc sách không? Kể tên 1 cuốn sách hoặc 1 câu chuyện em từng được đọc. Vì sao em lại thích nó?

III. Luyện tập

5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu thơ sau:

Trang sách có độ sâu

Mà giấy không hề ướt.

6. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm của con người trong các từ sau:

khiêm tốn, dịu dàng, sản xuất, thông minh, phát biểu, chăm chỉ, cần cù

7. Tìm và viết những từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi sự vật trong tranh:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tuần 8 có đáp án

8. Chọn và gạch dưới những từ thích hợp (ở trong ngoặc) để hoàn thiện câu sau:

Hôm (sau – xau), có một người hát rong đi qua, đứng ngay dưới cửa (sổ – xổ) cất tiếng hát, mong (xẽ – sẽ) được ban (thưởn – thưởng cho vài (su – xu).

9. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm:

a. thơm phức: ………………………………………………………………………

b. mới tinh: …………………………………………………………………………

c. sặc sỡ: ……………………………………………………………………………

10. Giải câu đố:

a. Đi học lóc cóc theo cùng

Khi về lại bắt khom lưng cõng về

Là ……………………………

b. Vừa bằng một đốt ngón tay

Day đi day lại mất bay hình thù.

Là ……………………………

Đáp án:

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Bạn nhỏ trong đoạn văn đã thấy gì ở trang sách có biển?

Chọn C. Những cánh buồm

2. Bạn nhỏ đã cảm nhận được gió ở trong trang sách nào?

Chọn B. Trang sách có rừng.

3. Bạn nhỏ đã nghe được điều gì từ trang sách?

Chọn A. Tiếng sóng vỗ dạt dào, một chân trời đang đi

4. Em có thích đọc sách không? Kể tên 1 cuốn sách hoặc 1 câu truyện em từng được đọc. Vì sao em lại thích nó?

Em có thích đọc sách

Tên cuốn sách em thích: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong câu thơ sau:

Trang sách có độ sâu

Mà giấy không hề ướt.

6. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm của con người trong các từ sau:

khiêm tốn, dịu dàng, sản xuất, thông minh, phát biểu, chăm chỉ, cần cù

7. Tìm và viết những từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi sự vật trong tranh:

8. Chọn và gạch dưới những từ thích hợp (ở trong ngoặc) để hoàn thiện câu sau:

Hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngay dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu.

9. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm:

a. thơm phức: Trái thị thơm phức.

b. mới tinh: Chiếc áo đồng phục mới tinh.

c. sặc sỡ: Tấm thảm có màu sặc sỡ.

10. Giải câu đố:

a. Đi học lóc cóc theo cùng

Khi về lại bắt khom lưng cõng về

Là Chiếc cặp.

b. Vừa bằng một đốt ngón tay

Day đi day lại mất bay hình thù.

Là Cục tẩy.

3. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 – Tuần 8 – Cánh diều

Bài 1: Đọc bài sau:

Trường Tô-mô-e

Sau giờ tan học, các học sinh Trường Tô-mô-e đang chơi đùa trên sân. Đúng lúc ấy, từ ngoài trường vọng vào tiếng hát rất to của mấy cậu học sinh trường bên:

Trường Tô-mô-e

Bên ngoài xập xệ

Vào học bên trong Ôi sao mà tệ!

“Thế này thì quá lắm!” – Tốt-tô-chan giận dữ. Em đuổi theo mấy cậu kia. Nhưng họ chạy nhanh quá, nháy mắt đã ngoặt vào góc phố rồi không thấy đâu.

Tốt-tô-chan lững thững đi bộ về trường. Đúng lúc này, một câu hát bật ra từ miệng Tốt-tô-chan:

Trường Tô-mô-e

Sao mà đẹp thế.

Đi chừng hai bước nữa, lại một câu hát khác:

Vào học bên trong

Cứ gọi là mê!

Tốt-tô-chan rất hài lòng. Về đến trường, em cố hát thật to:

Trường Tô-mô-e

Sao mà đẹp thế

Vào học bên trong

Cứ gọi là mê!

Tất cả học sinh trong trường thấy thế liền hòa theo giai điệu của Tốt-tô-chan. Tiếng hát trong trẻo của các bạn cứ thế vang khắp Tô-mô-e.

Theo Tốt-tô-chan – Cô bé bên cửa sổ

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi các học sinh trường Tô-mô-e đang chơi đùa trên sân, đã có chuyện gì xảy ra?

a. Các học sinh trường bên cạnh vào chơi cùng.

b. Các học sinh trường bên hát chê trường Tô-mô-e.

c. Các học sinh trường bên hát khen trường Tô-mô-e.

2. Theo em, vì sao Tốt-tô-chan lại cố gắng hát thật to bài hát mình vừa sáng tác?

a. Vì Tốt-tô-chan muốn tất cả mọi người biết trường của bạn rất tuyệt.

b. Vì Tốt-tô-chan muốn tất cả mọi người biết bạn hát rất khỏe.

c. Vì Tốt-tô-chan là một cô bé rất nghịch ngợm.

3. Qua câu chuyện, em thấy các bạn học sinh trường Tô-mô-e là những người như thế nào?

a. Các bạn rất thông minh, tinh nghịch.

b. Các bạn rất đoàn kết, có khả năng văn nghệ.

c. Các bạn rất yêu quý ngôi trường, tự hào về trường của mình.

4. Em có yêu quý ngôi trường của em không? Vì sao?

…………………………………………………………………… ……………………………………………………………………

5. Gạch dưới một từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. thức dậy, đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, quét nhà, sách vở, ăn sáng, đi học

b. xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, hăng hái, thảo luận, lên bảng, ra chơi

c. về nhà, nhặt rau, tắm rửa, chăm chỉ, dọn cơm, rửa bát, xem ti vi, học bài

Bài 2: Điền r, d hay gi vào chỗ trống?

a, …a dẻ Huệ thật hồng hào

b, …a đình em sống hòa thuận.

c, Mẹ …ao cho em việc trông bé Hoa.

d. Nghỉ hè em được …a biển chơi.

e. Con …ao này rất sắc

Bài 3: Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các khổ thơ sau:

a. Mẹ dang đôi cánh

Con biến vào trong

Mẹ ngẩng đầu trông

Bọn diều bọn quạ.

(Phạm Hổ)

b. Buổi sáng bé chào mẹ

Chạy tới ôm cổ cô

Buổi chiều bé chào cô

Rồi sà vào lòng mẹ

(Trần Quốc Toản)

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn kể về cô giáo cũ của em.

Cô giáo lớp 1 của em tên là……………………. Cô rất…………………

học sinh. Em nhớ nhất buổi đầu đi học, cô đã……………… và ………… ……………..

Em rất …………………. cô giáo lớp 1 của mình.

Đáp án:

Bài 1:

Câu12345
Đáp ánbacTự trả lời

a. Sách vở

b. hăng hái

c. chăm chỉ

Bài 2:

a, Da dẻ Huệ thật hồng hào

b, Gia đình em sống hòa thuận.

c, Mẹ giao cho em việc trông bé Hoa.

d, Nghỉ hè em được ra biển chơi.

e, Con dao này rất sắc

Bài 3:

a. Mẹ dang đôi cánh

Con biến vào trong

Mẹ ngẩng đầu trông

Bọn diều bọn quạ.

b. Buổi sáng bé chào mẹ

Chạy tới ôm cổ cô

Buổi chiều bé chào

Rồi vào lòng mẹ.

Bài 4: Gợi ý

Cô giáo lớp 1 của em tên là Thảo. Cô rất yêu thương học sinh. Em nhớ nhất buổi đầu đi học, cô đã dắt em vào lớp và dỗ dành em khi em khóc. Em rất yêu quý cô giáo lớp 1 của mình.